Người bị thiệt hại có được ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường cho cá nhân hoặc tổ chức khác không?

Cho tôi hỏi, người bị thiệt hại có được ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường cho cá nhân hoặc tổ chức khác không? Câu hỏi của chị Ngọc Ánh đến từ tỉnh Bình Phước

Người bị thiệt hại có được ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường cho cá nhân hoặc tổ chức khác không?

Căn cứ Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 quy định như sau:

Quyền yêu cầu bồi thường
Những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường:
1. Người bị thiệt hại;
2. Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
3. Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;
4. Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Tại điểm e khoản 1 Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 cũng có quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu bồi thường
1. Người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại có quyền sau đây:
...
e) Ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự cho cá nhân, pháp nhân khác thực hiện quyền yêu cầu bồi thường;
...

Như vậy, theo quy định trên, người bị thiệt hại hoàn toàn có quyền được ủy quyền cho cá nhân hoặc pháp nhân khác thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

yeu-cau-boi-thuong

Người bị thiệt hại có được ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường cho cá nhân hoặc tổ chức khác không? (Hình từ Internet)

Người thi hành công vụ gây thiệt hại thì có phải chịu trách nhiệm gì không?

Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người thi hành công vụ gây thiệt hại
...
2. Người thi hành công vụ gây thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu của mình;
b) Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và quá trình xác định trách nhiệm hoàn trả theo yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
c) Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định trên, người thi hành công vụ gây thiệt hại phải có các trách nhiệm sau:

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu của mình;

- Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và quá trình xác định trách nhiệm hoàn trả theo yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;

- Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại?

Theo quy định tại Điều 15 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 thì cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại cụ thể như sau:

- Tiếp nhận, thụ lý yêu cầu bồi thường;

- Phục hồi danh dự hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại;

- Giải thích cho người yêu cầu bồi thường về các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường;

- Xác minh thiệt hại; tiến hành thương lượng, đối thoại, hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường;

- Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu bồi thường, tính đúng đắn của các văn bản, tài liệu giải quyết yêu cầu bồi thường và quyết định giải quyết bồi thường;

- Ra bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường, tổ chức thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện bản án, quyết định đó;

- Gửi bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và cá nhân, tổ chức khác;

- Khôi phục hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại;

- Hướng dẫn người yêu cầu bồi thường thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

- Tham gia tố tụng tại Tòa án trong trường hợp người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường;

- Xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và thu tiền hoàn trả;

- Xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.

- Báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và việc xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại cho cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi thường nhà nước

Lê Gia Điền

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào