Thách cưới có phải là yêu sách của cải trong kết hôn? Người có hành vi thách cưới bị xử lý như thế nào?

Tục thách cưới có bị cấm trong luật không? Người có hành vi thách cưới bị xử lý như thế nào?- Câu hỏi của anh Tân (Bắc Ninh).

Thách cưới có phải là yêu sách của cải trong kết hôn?

Tại khoản 12 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Giải thích từ ngữ
12. Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.

Như vậy, thách cưới còn có thể được xem là yêu sách của cải trong kết hôn nếu việc thách cưới đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện.


Thách cưới có phải là yêu sách của cải trong kết hôn? Người có hành vi thách cưới bị xử lý như thế nào?

Thách cưới có phải là yêu sách của cải trong kết hôn? Người có hành vi thách cưới bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet).

Muốn kết hôn cần đáp ứng những điều kiện nào?

Tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định điều kiện kết hôn như sau:

- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định như:

++ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

++ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

++ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

++ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Người có hành vi thách cưới bị xử lý như thế nào?

Tại điểm đ khoản 1 Điều 59 Nghị đinh 82/2020/NĐ-CP quy định người có hành vi vi phạm quy định về kết hôn sẽ bị xử lý như sau:

Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.

Như vậy, cá nhân nếu có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều kiện kết hôn

Lương Thị Tâm Như

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào