Sau khi chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản, bảo đảm 100% ngư dân có việc làm ổn định, thu nhập bảo đảm cuộc sống?
- Sau khi chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản phải đảm bảo 100% ngư dân có việc làm ổn định, thu nhập bảo đảm cuộc sống?
- Đến năm 2030 chuyển đổi 4.000 tàu cá khai thác hải sản sang nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí, các nghề khác?
- Các dự án ưu tiên trong chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái?
Sau khi chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản phải đảm bảo 100% ngư dân có việc làm ổn định, thu nhập bảo đảm cuộc sống?
Căn cứ tại Tiểu mục 1 Mục II Quyết định 208/QĐ-TTg năm 2023 có đưa ra mục tiêu chung đến năm 2030 của Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái như sau:
MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2023
1. Mục tiêu chung
Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản có ảnh hưởng ít hơn hoặc chuyển một số tàu cá có nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái sang lĩnh vực khác ngoài khai thác để từng bước cân bằng lại cường lực khai thác phù hợp với khả năng phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản; từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đội tàu cá trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi; cải thiện môi trường làm việc và đảm bảo 100% ngư dân chuyển đổi nghề có việc làm ổn định, thu nhập bảo đảm cuộc sống sau khi chuyển đổi nghề.
...
Như vậy, Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái có đưa ra mục tiêu chung đến năm 2030 bao gồm:
- Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản có ảnh hưởng ít hơn
- Chuyển một số tàu cá có nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái sang lĩnh vực khác ngoài khai thác để từng bước cân bằng lại cường lực khai thác phù hợp với khả năng phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản;
- Từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đội tàu cá trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi;
- Cải thiện môi trường làm việc và đảm bảo 100% ngư dân chuyển đổi nghề có việc làm ổn định, thu nhập bảo đảm cuộc sống sau khi chuyển đổi nghề.
Sau khi chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản bảo đảm 100% ngư dân có việc làm ổn định, thu nhập bảo đảm cuộc sống? (Hình từ Internet)
Đến năm 2030 chuyển đổi 4.000 tàu cá khai thác hải sản sang nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí, các nghề khác?
Căn cứ tại Tiểu mục 2 Mục II Quyết định 208/QĐ-TTg năm 2023 có đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 được nêu trong Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái như sau:
MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030
...
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn đến năm 2025
- Chuyển đổi khoảng 2.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ, vùng lộng đang làm khai thác hải sản sang nghề nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí, các nghề mà địa phương đang có định hướng phát triển hoặc tham gia hướng dẫn du lịch trong khu vực bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và không vi phạm các quy định của pháp luật, cụ thể:
+ Chuyển đổi 1.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét đến dưới 12 mét).
+ Chuyển đổi 1.000 tàu cá hoạt động ở vùng lộng (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét).
- Chuyển đổi 1.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển khơi làm nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái sang làm các nghề khai thác hải sản ảnh hưởng ít đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái, cụ thể như sau:
+ Chuyển đổi 700 tàu làm nghề lưới kéo khai thác vùng khơi sang các nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần;
+ Chuyển đổi 300 tàu làm nghề lưới rê thu ngừ khai thác vùng khơi sang các nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần.
- Tập huấn, đào tạo nghề cho 50.000 ngư dân có tàu cá chuyển đổi nghề phù hợp với nghề chuyển đổi mới.
b) Giai đoạn từ năm 2026 - 2030
- Chuyển đổi 4.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ, vùng lộng đang làm nghề khai thác hải sản sang nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí, các nghề mà địa phương đang có định hướng phát triển hoặc tham gia hướng dẫn du lịch trong khu vực bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và không vi phạm các quy định của pháp luật, cụ thể:
+ Chuyển đổi 2.500 tàu cá hoạt động ở vùng ven bờ (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét đến dưới 12 mét).
+ Chuyển đổi 1.500 tàu cá hoạt động ở vùng lộng (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét).
- Chuyển đổi 2.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển khơi làm nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái sang làm các nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái cụ thể như sau:
+ Chuyển đổi 1.000 tàu làm nghề lưới kéo khai thác vùng khơi sang các nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí;
+ Chuyển đổi 1.000 tàu làm nghề lưới rê thu ngừ khai thác vùng khơi sang các nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí;
- Tập huấn, đào tạo nghề cho 70.000 ngư dân có tàu cá chuyển đổi nghề phù hợp với nghề chuyển đổi mới.
...
Như vậy, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 chuyển đổi 4.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ, vùng lộng đang làm nghề khai thác hải sản sang nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí, các nghề mà địa phương đang có định hướng phát triển hoặc tham gia hướng dẫn du lịch trong khu vực bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và không vi phạm các quy định của pháp luật, cụ thể:
- Giai đoạn đến năm 2025: Chuyển đổi khoảng 2.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ, vùng lộng đang làm khai thác hải sản sang nghề nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí, các nghề khác theo định hướng địa phương. cụ thể
+ Chuyển đổi 1.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét đến dưới 12 mét).
+ Chuyển đổi 1.000 tàu cá hoạt động ở vùng lộng (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét).
- Giai đoạn từ năm 2026 - 2030: Chuyển đổi 4.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ, vùng lộng đang làm nghề khai thác hải sản sang nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí, các nghề khác theo định hướng địa phương, cụ thể
+ Chuyển đổi 2.500 tàu cá hoạt động ở vùng ven bờ (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét đến dưới 12 mét).
+ Chuyển đổi 1.500 tàu cá hoạt động ở vùng lộng (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét).
Tập huấn, đào tạo nghề cho 70.000 ngư dân có tàu cá chuyển đổi nghề phù hợp với nghề chuyển đổi mới.
Các dự án ưu tiên trong chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái?
Căn cứ tại Mục VI Quyết định 208/QĐ-TTg năm 2023 có quy định về các dự án ưu tiên trong chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản như sau:
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
1. Dự án thí điểm chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản thân thiện với môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản.
2. Dự án truyền thông về chuyển đổi nghề khai thác hải sản.
Như vậy, có 02 dự án ưu tiên trong chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, là:
- Dự án thí điểm chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản thân thiện với môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản.
- Dự án truyền thông về chuyển đổi nghề khai thác hải sản.
Trân trọng!
Võ Ngọc Trúc Quỳnh