Thế nào là hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước? Bảo vệ bí mật nhà nước thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Bảo vệ bí mật nhà nước là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 về giải thích từ ngữ có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
Vậy, bảo vệ bí mật nhà nước được giải thích theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
Thế nào là hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước? Bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Bảo vệ bí mật nhà nước bao thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 về nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước có quy định như sau:
Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước
1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
4. Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
5. Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, để bảo vệ bí mật của nhà nước thì cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
- Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
- Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
Thế nào là hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 về bảo vệ bí mật nhà nước có quy định như sau:
Hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước
1. Hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm:
a) Ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
đ) Hoạt động hợp tác quốc tế khác về bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo đó, hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước là dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi để thực hiện những nội dung sau:
- Ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước;
- Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước;
- Đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
- Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
- Hoạt động hợp tác quốc tế khác về bảo vệ bí mật nhà nước.
Trân trọng!
Nguyễn Võ Linh Trang