Những sản phẩm như thế nào bị xem là xâm phạm quyền tác giả? Có những biện pháp tự bảo vệ quyền tác giả nào tại Việt Nam?
Những sản phẩm như thế nào bị xem là xâm phạm quyền tác giả?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP có quy định những sản phẩm bị xem là xâm phạm quyền tác giả như sau:
Yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
a) Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;
b) Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;
c) Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;
d) Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;
đ) Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.
Sản phẩm có yếu tố xâm phạm quy định tại khoản này bị coi là sản phẩm xâm phạm quyền tác giả.
...
Vậy, những sản phẩm bị xem là có yếu tố xâm phạm quyền tác giả bao gồm:
- Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;
- Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;
- Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;
- Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;
- Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.
Những sản phẩm như thế nào bị xem là xâm phạm quyền tác giả? Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả là gì? (Hình từ Internet)
Việc tàng trữ các tác phẩm sao chép lậu bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan về hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu có quy định như sau:
Hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Vậy, việc tàng trữ hàng hóa sao chép mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và gấp đôi số tiền phạt đối với tổ chức theo quy định tại Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.
Đồng thời, bị tịch thu tang vật vi phạm.
Có những biện pháp tự bảo vệ quyền tác giả nào tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi khoản 10 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019, điểm b khoản 76 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 về quyền tự bảo vệ có quy định như sau:
Quyền tự bảo vệ
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1a. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
...
Theo đó, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như quyền tác giả nói riêng có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
- Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ngoài ra, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp tự bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Nguyễn Võ Linh Trang