Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bố trí số lượng người học vượt quá quy mô lớp học theo quy định bị xử phạt hành chính như thế nào?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bố trí số lượng người học vượt quá quy mô lớp học theo quy định bị xử phạt hành chính như thế nào?
Điều 14 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính với hành vi bố trí số lượng người học vượt quá quy mô lớp học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định như sau:
Vi phạm quy định về quy mô lớp học
Phạt tiền đối với hành vi bố trí số lượng người học vượt quá quy mô lớp học theo quy định theo các mức phạt sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi vượt quá quy mô lớp học từ 30% đến dưới 50%.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vượt quá quy mô lớp học từ 50% trở lên.
Ngoài ra, điểm b và điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân;
c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;
...
Theo quy định nêu trên, hành vi cơ sở giáo dục nghề nghiệp bố trí số lượng người học vượt quá quy mô lớp học theo quy định bị xử phạt hành chính như sau:
- Trường hợp vượt quá quy mô lớp học từ 30% đến dưới 50%:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm
+ Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân vi phạm
- Trường hợp vượt quá quy mô lớp học từ 50% trở lên:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm
+ Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bố trí số lượng người học vượt quá quy mô lớp học theo quy định bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Để được thành lập, cho phép thành lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì?
Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Nghị định 140/2018/NĐ-CP, khoản 1 Điều 6 Nghị định 140/2018/NĐ-CP, khoản 3 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP, điểm e khoản 21 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP và điểm l khoản 21 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.
3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
Trường hợp địa điểm xây dựng cơ sở vật chất của trường trung cấp, trường cao đẳng vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực đô thị vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực ngoài đô thị thì thực hiện quy đổi diện tích đất theo tỷ lệ tương ứng giữa đất khu vực đô thị với đất khu vực ngoài đô thị là 1:2.
4. Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:
a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng;
b) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng;
c) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.
Theo đó, để được thành lập, cho phép thành lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.
- Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu:
+ Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2;
+ Trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;
+ Trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
+ Trường hợp địa điểm xây dựng cơ sở vật chất của trường trung cấp, trường cao đẳng vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực đô thị vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực ngoài đô thị thì thực hiện quy đổi diện tích đất theo tỷ lệ tương ứng giữa đất khu vực đô thị với đất khu vực ngoài đô thị là 1:2.
- Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:
+ Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng;
+ Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng;
+ Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.
Thành phần hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Khoản 1 Điều 6 Nghị định 143/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng
1. Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, trường cao đẳng tư thục phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp đặt trụ sở chính.
b) Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy;
d) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ.
đ) Bản sao văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư hoặc văn bản phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công hoặc văn bản phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập của cơ quan có thẩm quyền;
e) Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
g) Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản kèm theo văn bản thẩm định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản.”.
Theo đó, thành phần hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:
- Văn bản đề nghị thành lập:
+ Văn bản đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;
+ Văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.
- Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp đặt trụ sở chính đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hộ phải có
- Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy;
- Bản sao có chứng thực:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
+ Hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ.
- Bản sao văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư hoặc văn bản phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công hoặc văn bản phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập của cơ quan có thẩm quyền;
- Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản kèm theo văn bản thẩm định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn