Điều kiện để trở thành công chức Văn phòng Chính phủ gồm những tiêu chí nào?
Điều kiện để trở thành công chức Văn phòng Chính phủ gồm những tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 12 Điều 2 Nghị định 79/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện để trở thành công chức Văn phòng Chính phủ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
12. Về công chức
a) Công chức Văn phòng Chính phủ phải là những người có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, am hiểu về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, theo dõi; được áp dụng chế độ, chính sách đãi ngộ đặc thù theo quy định;
b) Văn phòng Chính phủ được đề nghị điều động, luân chuyển, biệt phái công chức ở các bộ, ngành, cơ quan, địa phương về làm việc tại Văn phòng Chính phủ và từ Văn phòng Chính phủ đến làm việc tại các bộ, ngành, cơ quan, địa phương theo thẩm quyền, quy định của Thủ tướng Chính phủ và pháp luật. Các bộ, ngành, cơ quan, địa phương có trách nhiệm điều động, luân chuyển, biệt phái công chức theo đề nghị của Văn phòng Chính phủ.
...
Như vậy, điều kiện để trở thành công chức Văn phòng Chính phủ gồm:
+ Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt
+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, am hiểu về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, theo dõi.
Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ được đề nghị điều động, luân chuyển, biệt phái công chức ở các bộ, ngành, cơ quan, địa phương về làm việc tại Văn phòng Chính phủ.
Điều kiện để trở thành công chức Văn phòng Chính phủ gồm những tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ gồm những đơn vị nào?
Theo Điều 3 Nghị định 79/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Tổng hợp.
2. Vụ Pháp luật.
3. Vụ Kinh tế tổng hợp.
4. Vụ Công nghiệp.
5. Vụ Nông nghiệp.
6. Vụ Khoa giáo - Văn xã.
7. Vụ Đổi mới doanh nghiệp.
8. Vụ Quan hệ quốc tế.
9. Vụ Nội chính.
10. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.
11. Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I).
12. Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.
13. Vụ Thư ký - Biên tập.
14. Vụ Hành chính.
15. Vụ Tổ chức cán bộ.
16. Vụ Kế hoạch tài chính.
17. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.
18. Cục Quản trị.
19. Cục Hành chính - Quản trị II.
20. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức hành chính.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Văn phòng Chính phủ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ, trừ đơn vị quy định tại khoản 20 Điều này.
Vụ I có 03 phòng. Vụ Hành chính có 04 phòng.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ gồm:
- Vụ Tổng hợp.
- Vụ Pháp luật.
- Vụ Kinh tế tổng hợp.
- Vụ Công nghiệp.
- Vụ Nông nghiệp.
- Vụ Khoa giáo - Văn xã.
- Vụ Đổi mới doanh nghiệp.
- Vụ Quan hệ quốc tế.
- Vụ Nội chính.
- Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.
- Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I).
- Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.
- Vụ Thư ký - Biên tập.
- Vụ Hành chính.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Kế hoạch tài chính.
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.
- Cục Quản trị.
- Cục Hành chính - Quản trị II.
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính?
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 79/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính như sau:
+) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+) Chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; công tác truyền thông về cải cách thủ tục hành chính;
+) Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nghiên cứu, đề xuất hoặc chủ động nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, giải pháp, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và quy định có liên quan; đánh giá và xử lý kết quả rà soát về thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;
+) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, quản lý và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cổng dịch vụ công Quốc gia; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
+) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật;
+) Thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo