Như thế nào là hóa chất nguy hiểm? Cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm cần đảm bảo các yêu cầu nào?
Như thế nào là hóa chất nguy hiểm?
Tại khoản 4 Điều 4 Luật Hóa chất 2007 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
........
4. Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất:
a) Dễ nổ;
b) Ôxy hóa mạnh;
c) Ăn mòn mạnh;
d) Dễ cháy;
đ) Độc cấp tính;
e) Độc mãn tính;
g) Gây kích ứng với con người;
h) Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư;
i) Gây biến đổi gen;
k) Độc đối với sinh sản;
l) Tích luỹ sinh học;
m) Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;
n) Độc hại đến môi trường.
Như vậy, hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm là:
- Dễ nổ;
- Ôxy hóa mạnh;
- Ăn mòn mạnh;
- Dễ cháy;
- Độc cấp tính;
- Độc mãn tính;
- Gây kích ứng với con người;
- Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư;
- Gây biến đổi gen;
- Độc đối với sinh sản;
- Tích luỹ sinh học;
- Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;
- Độc hại đến môi trường.
Như thế nào là hóa chất nguy hiểm? Cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm cần đảm bảo các yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh cần đảm bảo các yêu cầu nào?
Tại Điều 21 Luật Hóa chất 2007 có quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất như sau:
Cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Điều kiện về khoảng cách an toàn, yêu cầu kỹ thuật an toàn trong cất giữ, bảo quản hoá chất;
2. Có các cảnh báo cần thiết tại nơi cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 12 của Luật này;
3. Có trang thiết bị, phương tiện ứng cứu sự cố phù hợp với các đặc tính nguy hiểm của hóa chất;
4. Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại Chương VI của Luật này.
Như vậy, việc cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh cần đảm bảo các yêu cầu là:
- Đảm bảo điều kiện về khoảng cách an toàn, yêu cầu kỹ thuật an toàn trong cất giữ, bảo quản hoá chất;
- Có các cảnh báo cần thiết tại nơi cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm theo quy định;
- Có trang thiết bị, phương tiện ứng cứu sự cố phù hợp với các đặc tính nguy hiểm của hóa chất;
- Có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất các sản phẩm hàng hóa khác có các nghĩa vụ gì?
Tại Điều 31 Luật Hóa chất 2007 có quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất các sản phẩm, hàng hóa khác như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất các sản phẩm, hàng hóa khác
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác, ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 30 của Luật này, còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện an toàn cho con người và môi trường trong quá trình sử dụng, bảo quản hóa chất nguy hiểm;
b) Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về hàm lượng, tiêu chuẩn chất lượng của hóa chất nguy hiểm trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác;
c) Không được sử dụng các hóa chất độc có đặc tính quy định tại các điểm h, i, k hoặc l khoản 4 Điều 4 của Luật này trong các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm;
d) Bố trí hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sử dụng, cất giữ hóa chất nguy hiểm; trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó;
đ) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, hướng dẫn thực hiện an toàn hóa chất cho người trực tiếp sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất, người quản lý sản xuất hóa chất;
e) Thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý, thải bỏ hóa chất nguy hiểm và dụng cụ chứa hóa chất đó;
2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành và quản lý hoạt động hóa chất thuộc Danh mục hóa chất không được sử dụng để sản xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tại Điều 30 Luật Hóa chất 2007 có quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác có quyền yêu cầu bên cung cấp hóa chất cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến đặc điểm, tính chất, thông tin phân loại, ghi nhãn và phiếu an toàn hóa chất đối với hóa chất nguy hiểm.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định về quản lý an toàn hóa chất;
b) Có người chuyên trách về an toàn hóa chất; đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, năng lực chuyên môn về an toàn hóa chất, phù hợp với khối lượng, đặc tính của hóa chất;
c) Định kỳ đào tạo, huấn luyện an toàn hóa chất cho người lao động;
d) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, hướng dẫn thực hiện an toàn hóa chất cho người lao động, người quản lý trực tiếp;
đ) Xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại Chương VI của Luật này;
e) Cập nhập, lưu trữ thông tin về các hóa chất sử dụng theo quy định tại Điều 53 của Luật này;
g) Thông báo kịp thời cho tổ chức, cá nhân cung cấp hóa chất, cơ quan quản lý hóa chất khi phát hiện các biểu hiện về đặc tính nguy hiểm mới của hóa chất sử dụng;
h) Chấp hành các yêu cầu kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện các quy định về an toàn hóa chất.
Như vậy, tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất các sản phẩm, hàng hóa khác có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ các quy định về quản lý an toàn hóa chất;
- Có người chuyên trách về an toàn hóa chất; đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, năng lực chuyên môn về an toàn hóa chất, phù hợp với khối lượng, đặc tính của hóa chất;
- Định kỳ đào tạo, huấn luyện an toàn hóa chất cho người lao động;
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, hướng dẫn thực hiện an toàn hóa chất cho người lao động, người quản lý trực tiếp;
- Xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại Chương VI của Luật này;
- Cập nhập, lưu trữ thông tin về các hóa chất sử dụng;
- Thông báo kịp thời cho tổ chức, cá nhân cung cấp hóa chất, cơ quan quản lý hóa chất khi phát hiện các biểu hiện về đặc tính nguy hiểm mới của hóa chất sử dụng;
- Chấp hành các yêu cầu kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện các quy định về an toàn hóa chất.
- Bảo đảm các điều kiện an toàn cho con người và môi trường trong quá trình sử dụng, bảo quản hóa chất nguy hiểm;
- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về hàm lượng, tiêu chuẩn chất lượng của hóa chất nguy hiểm trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác;
- Không được sử dụng các hóa chất độc có đặc tính theo quy định trong các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm;
- Bố trí hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sử dụng, cất giữ hóa chất nguy hiểm; trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó;
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, hướng dẫn thực hiện an toàn hóa chất cho người trực tiếp sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất, người quản lý sản xuất hóa chất;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý, thải bỏ hóa chất nguy hiểm và dụng cụ chứa hóa chất đó;
Trân trọng!
Mạc Duy Văn