Mẫu thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện mới nhất 2023?

Cho tôi hỏi: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo mẫu nào? Mong được tư vấn.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo mẫu nào?

Phụ lục VI-11 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT quy định về mẫu thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện như sau:

Xem thêm và tải về mẫu thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện:

Tại đây

Theo quy định nêu trên, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VI-11 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

Mẫu thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện?

Mẫu thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện? (Hình từ Internet)

Hộ kinh doanh tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện bị phạt bao nhiêu tiền?

Điểm b khoản 2 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm hành chính với hộ kinh doanh tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện như sau:

Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
d) Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
b) Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
...

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.

Theo quy định nêu trên, hộ kinh doanh tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện bị phạt tiền như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.

Việc đặt tên hộ kinh doanh được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đặt tên hộ kinh doanh như sau:

Đặt tên hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Theo đó, việc đặt tên hộ kinh doanh phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

+ Cụm từ “Hộ kinh doanh”;

+ Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tạm ngừng kinh doanh

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào