Trong hoạt động khai thác khoáng sản, không nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoảng sản thì bị xử phạt hành chính như thế nào?

Vi phạm các quy định về khu vực khai thác khoáng sản thì bị xử phạt hành chính như thế nào? Khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử lý hình sự như thế nào? Câu hỏi của anh Thành (Hưng Yên)

Không nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoảng sản thì bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ tại Điều 42 Nghị định 36/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 19 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm các quy định về nộp hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản:

Vi phạm quy định về điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp đã có sự thay đổi tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản từ 01 năm trở lên nhưng không nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản hoặc đã nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận theo quy định.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiến hành khai thác theo những nội dung đang đề nghị điều chỉnh nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và vi phạm quy định về công suất được phép khai thác được quy định tại Nghị định này.”.

Như vậy, không nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoảng sản thì bị phạt tiền cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp đã có sự thay đổi tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản từ 01 năm trở lên nhưng không nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản hoặc đã nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận theo quy định.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các trường hợp còn lại trừ trường hợp điều chỉnh do tăng công suất và trường hợp có sự thay đổi tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

Trong hoạt động khai thác khoáng sản, không nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoảng sản thì bị xử phạt hành chính như thế nào?

Trong hoạt động khai thác khoáng sản, không nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoảng sản thì bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?

Căn cứ tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định cụ thể về mức phạt áp dụng với Tội khai thác khoáng sản trái phép đối với cá nhân như sau:

- Người nào vi phạm quy định về khai thác khoáng sản của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;

+ Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Có tổ chức;

+ Gây sự cố môi trường;

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Thẩm quyền của Uỷ ban Nhân dân các cấp đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản là gì?

Căn cứ tại Điều 64 Nghị định 36/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này, cụ thể như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 4 Nghị định này
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản như sau:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu gồm các biện pháp: buộc xử lý, khắc phục sự cố sụt, lún, sạt lở đất hoặc sự cố bất thường khác; buộc thực hiện các giải pháp phục hồi đất đai, môi trường;

+ Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép gồm các biện pháp: buộc san lấp, phá dỡ công trình vi phạm; buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy; buộc di chuyển máy móc, thiết bị, tài sản ra khỏi khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản;

+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; trám lấp giếng không sử dụng; thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người; các giải pháp phục hồi môi trường khu vực khai thác;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản như sau:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản như sau:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến mức tối đa: mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và là 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Trân trọng!


Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác khoáng sản

Võ Ngọc Trúc Quỳnh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào