Không hỗ trợ người khuyết tật lên xe buýt cá nhân bị xử phạt như thế nào? Người không nhường chỗ cho các đối tượng ưu tiên trên xe công cộng có bị xử phạt không?

Không hỗ trợ người khuyết tật lên xe buýt cá nhân bị xử phạt như thế nào? Người không nhường chỗ cho các đối tượng ưu tiên trên xe công cộng có bị xử phạt không? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Không hỗ trợ người khuyết tật lên xe buýt cá nhân bị xử phạt như thế nào?

Tại Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi từ chối người khuyết tật lên xe công cộng như sau:

Xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác;
b) Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
b) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành hung hành khách.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Như vậy, nhân viên xe buýt không hỗ trợ người khuyết tật lên xe buýt thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đến 100.000 đồng.

Từ chối người khuyết tật lên xe buýt cá nhân bị xử phạt như thế nào?

Không hỗ trợ người khuyết tật lên xe buýt cá nhân bị xử phạt như thế nào? Người không nhường chỗ cho các đối tượng ưu tiên trên xe công cộng có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)

Người không nhường chỗ cho các đối tượng ưu tiên trên xe công cộng có bị xử phạt không?

Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định như sau:

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định thì được tham gia đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến đã công bố.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
b) Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
c) Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ.

Như vậy, pháp luật chỉ quy định phương tiện xe buýt phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, phụ nữ có thai và người lớn tuổi chứ không quy định không nhường ghế cho những đối tượng trên sẽ bị xử phạt.

Tuy nhiên hành động nhường ghế trong trường hợp này luôn được xem là hành động có văn hoá, văn minh nơi công cộng.

Nhà nước có chính sách xã hội hóa gì để giúp đỡ cho người khuyết tật?

Tại Điều 5 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về chính sách xã hội hóa trợ giúp cho người khuyết tật như sau:

- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ về loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, tạo việc làm và cơ sở cung cấp dịch vụ khác giúp người khuyết tật.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người khuyết tật

Lương Thị Tâm Như

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào