Truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào với người đánh phụ nữ mang thai đến mức sảy thai?

Chào anh/chị: Cho tôi hỏi, nếu một người có hành vi đánh đập phụ nữ đang mang thai khiến người này sảy thai thì truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Người có hành vi đánh phụ nữ mà biết người đó đang mang thai bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi cố ý gây thương tích với phụ nữ có thai như sau:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
...
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
...
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
...
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
..
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
...
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
...
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
...

Điểm i khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
...
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên
...

Theo quy định nêu trên, người có hành vi cố ý gây thương tích với phụ nữ mang thai mà biết người này đang có thai thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Trường hợp tỉ lệ tổn thương cơ thể trên 11%, người có hành vi phạm tội còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng khi vụ việc được đưa ra xử lý.

Bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy vào hậu quả của hành vi phạm tội.

Truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào với người đánh phụ nữ mang thai đến mức sảy thai?

Truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào với người đánh phụ nữ mang thai đến mức sảy thai? (Hình từ Internet)

Người gây thương tích với phụ nữ đang mang thai nhưng mức độ tổn thương cơ thể chưa đến 11% thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi cố ý gây thương tích với phụ nữ có thai như sau:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
...
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
...

Theo quy định nêu trên, người cố ý gây thương tích với phụ nữ có thai mà tỉ lệ tổn thương cơ thể hành vi gây ra dưới 11% vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích với hình phạt áp dụng là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trường hợp người có hành vi cố ý gây thương tích thực hiện hành vi nhưng không biết người này đang mang thai và tỉ lệ tổn thương cơ thể hành vi gây ra dưới 11% thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người đang thi hành công vụ làm chết người nhưng không biết nạn nhân đang mang thai có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Điểm b khoản 2 Điều 127 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi làm chết người khi thi hành công vụ như sau:

Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, để truy cứu trách nhiệm hình sự với người làm chết phụ nữ mang thai trong khi thi hành công vụ cần đáp ứng 2 yếu tố:

+ Nạn nhân là phụ nữ đang mang thai

+ Người thi hành công vụ biết nạn nhân đang mang thai.

Vậy, trường hợp người đang thi hành công vụ làm chết người nhưng không biết nạn nhân đang mang thai thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào