Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người như thế nào? Khai báo cúm gia cầm lây sang người thông qua đâu?

Xin hỏi hiện có cúm gia cầm lây sang người, vậy công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người như thế nào? - Câu hỏi của Tú Nhi (Tây Ninh).

Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người năm 2023 như thế nào? Khai báo cúm gia cầm lây sang người thông qua đâu?

Căn cứ Công điện 258/CĐ-BYT năm 2023 có nêu:

Từ ngày 22/02/2023 Campuchia ghi nhận 02 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) tại tỉnh Prey Veng, trong đó có 01 trường hợp đã tử vong. Đây là những ca bệnh cúm A(H5N1) trên người mới nhất tại Campuchia kể từ năm 2014.

Trong công điện này, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn khẩn trương thực hiện một số nội dung trọng tâm sau để phòng tránh cúm gia cầm sang người:

- Tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch (gồm dịch trên gia cầm và ở người), kịp thời lấy mẫu xét nghiệm gửi về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur xét nghiệm chẩn đoán xác định;

Quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do vi rút và hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúm A(H5N 1);

Các bệnh viện sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời;

Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

- Tăng cường phối hợp liên ngành giữa cơ quan y tế, thú y và các ban, ngành liên quan trong việc giám sát phát hiện dịch cúm trên gia cầm đặc biệt tại các cửa khẩu và các chợ gia cầm sống, kịp thời chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh trên gia cầm và triển khai phối hợp trong điều tra, xử lý ổ dịch.

- Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, đặc biệt chú ý những khu vực có nguy cơ cao và những người chăn nuôi, buôn bán và giết mổ gia cầm về nguy cơ mắc bệnh, các biện pháp phòng tránh, khuyến cáo mạnh mẽ người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc;

Thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.

- Thực hiện việc phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định của Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT; Báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Cục Y tế dự phòng, điện thoại: 04.38456255, fax: 0437366241, email: baocaobtn@gmail.com.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường một số hoạt động để phòng tránh cúm gia cầm sang người và có thể khai báo cúm gia cầm lây sang người qua số điện thoại: 04.38456255, fax: 0437366241, email: baocaobtn@gmail.com.

Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người năm 2023 như thế nào? Khai báo cúm gia cầm lây sang người thông qua đâu?

Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người năm 2023 như thế nào? Khai báo cúm gia cầm lây sang người thông qua đâu? (Hình từ Internet)

Tổ chức, cá nhân khi phát hiện cúm gia cầm mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh lây sang người cần khai báo những thông tin gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Khai báo và báo cáo dịch bệnh động vật
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm hoặc động vật nuôi bị chết bất thường mà không rõ nguyên nhân phải thực hiện ngay việc khai báo dịch bệnh động vật cho nhân viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật thú y bao gồm các thông tin sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân khai báo;
b) Địa điểm, thời gian phát hiện dịch bệnh động vật;
c) Loại động vật;
d) Số lượng động vật;
đ) Mô tả dấu hiệu bệnh.
...

Theo đó, tổ chức, cá nhân khi phát hiện cúm gia mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh cầm lây sang người cần khai báo những thông tin sau:

+) Tổ chức, cá nhân khai báo;

+) Địa điểm, thời gian phát hiện dịch bệnh động vật;

+) Loại động vật;

+) Số lượng động vật;

+) Mô tả dấu hiệu bệnh.

Việc báo cáo cúm gia cầm mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh lây sang người được thực hiện như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định việc báo cáo cúm gia cầm mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh lây sang người được thực hiện như sau:

+) Ở cấp xã: Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm báo cáo dịch bệnh động vật cho Chủ tịch UBND cấp xã và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện;

+) Ở cấp huyện: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện có trách nhiệm báo cáo dịch bệnh động vật cho UBND cấp huyện và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh;

+) Ở cấp tỉnh: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo dịch bệnh động vật cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan Thú y vùng, Cục Thú y;

+) Ở cấp trung ương: Cục Thú y có trách nhiệm báo cáo dịch bệnh động vật cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc các quốc gia mà Việt Nam cam kết thực hiện báo cáo, chia sẻ thông tin dịch bệnh động vật;

+) Trong trường hợp dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh, ở phạm vi rộng, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a, b và c khoản này được phép báo cáo vượt cấp lên chính quyền và các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp cao hơn;

+) Trường hợp xuất hiện dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người, nhân viên thú y cấp xã và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y còn phải thực hiện việc báo cáo dịch bệnh động vật cho cơ quan y tế cùng cấp có liên quan theo các quy định hiện hành;

+) Việc kiểm tra, xác minh, thu thập thông tin và báo cáo dịch bệnh động vật quy định trên phải được thực hiện trong vòng 24 giờ đối với vùng đồng bằng, trung du và 72 giờ đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo kể từ khi nhận được thông tin khai báo dịch bệnh động vật từ các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống dịch bệnh

Tạ Thị Thanh Thảo

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào