Nhà thầu được đốt và xả khí trong các trường hợp nào? Kế hoạch thu dọn công trình dầu khí bao gồm những nội dung chính gì?
Nhà thầu được đốt và xả khí trong các trường hợp nào?
Tại Điều 49 Luật Dầu khí 2022 (có hiệu lực từ 01/07/2023) có quy định về đốt và xả khí như sau:
Đốt và xả khí
1. Nhà thầu có trách nhiệm thu gom khí sau khi đã sử dụng nội mỏ (nếu có) trong quá trình khai thác dầu khí và phải lập phương án thu gom khí trong kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí hoặc kế hoạch phát triển mỏ dầu khí.
2. Nhà thầu được đốt và xả khí trong các trường hợp sau đây:
a) Trong quá trình thử vỉa để thông và làm sạch giếng; hoàn thiện, sửa chữa hoặc xử lý giếng và để giải tỏa áp suất giếng;
b) Trong trường hợp khẩn cấp nhằm bảo đảm an toàn cho người, tài sản và hoạt động dầu khí hoặc trong trường hợp hệ thống xử lý, vận chuyển khí tạm ngưng hoạt động do sự cố;
c) Theo kế hoạch đốt và xả khí hằng năm liên quan đến an toàn vận hành, bảo dưỡng định kỳ của mỏ dầu khí được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt.
Như vậy, nhà thầu được đốt và xả khí trong các trường hợp sau:
- Trong quá trình thử vỉa để thông và làm sạch giếng; hoàn thiện, sửa chữa hoặc xử lý giếng và để giải tỏa áp suất giếng;
- Trong trường hợp khẩn cấp nhằm bảo đảm an toàn cho người, tài sản và hoạt động dầu khí hoặc trong trường hợp hệ thống xử lý, vận chuyển khí tạm ngưng hoạt động do sự cố;
- Theo kế hoạch đốt và xả khí hằng năm liên quan đến an toàn vận hành, bảo dưỡng định kỳ của mỏ dầu khí được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt.
Nhà thầu được đốt và xả khí trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Kế hoạch thu dọn công trình dầu khí bao gồm những nội dung chính gì?
Tại khoản 4 Điều 50 Luật Dầu khí 2022 (có hiệu lực từ 01/07/2023) có quy định về lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí như sau:
Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí
1. Trong quá trình tiến hành hoạt động dầu khí, sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc kết thúc hợp đồng dầu khí, nhà thầu phải thu dọn các công trình dầu khí không còn sử dụng hoặc không thể tiếp tục phục vụ cho hoạt động dầu khí do bị hư hỏng nặng, không phù hợp với công nghệ gây ảnh hưởng đến an toàn và hiệu quả của hoạt động dầu khí.
2. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có dòng dầu, khí đầu tiên được khai thác thương mại từ diện tích hợp đồng dầu khí, nhà thầu phải lập kế hoạch thu dọn công trình dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt.
3. Chậm nhất là 01 năm trước ngày kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời gian khai thác mỏ dầu khí, nhà thầu phải cập nhật kế hoạch thu dọn công trình dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt.
4. Nội dung chính của kế hoạch thu dọn công trình dầu khí bao gồm:
a) Danh mục, mô tả các phương tiện, tổ hợp thiết bị, các kết cấu công trình của công trình dầu khí cần thu dọn;
b) Các giải pháp và phương án kỹ thuật thực hiện việc thu dọn công trình dầu khí;
c) Kế hoạch quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, kế hoạch quan trắc môi trường, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, kế hoạch bảo đảm an toàn trong quá trình thu dọn công trình dầu khí;
d) Ước tính chi phí thu dọn, kế hoạch và tiến độ trích lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí;
đ) Tiến độ thực hiện công việc thu dọn công trình dầu khí.
.......
Như vậy, kế hoạch thu dọn công trình dầu khí bao gồm những nội dung chính là:
- Danh mục, mô tả các phương tiện, tổ hợp thiết bị, các kết cấu công trình của công trình dầu khí cần thu dọn;
- Các giải pháp và phương án kỹ thuật thực hiện việc thu dọn công trình dầu khí;
- Kế hoạch quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, kế hoạch quan trắc môi trường, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, kế hoạch bảo đảm an toàn trong quá trình thu dọn công trình dầu khí;
- Ước tính chi phí thu dọn, kế hoạch và tiến độ trích lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí;
- Tiến độ thực hiện công việc thu dọn công trình dầu khí.
Nội dung thẩm định kế hoạch thu dọn công trình dầu khí có những gì?
Tại khoản 5 Điều 50 Luật Dầu khí 2022 (có hiệu lực từ 01/07/2023) có quy định như sau:
Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí
.........
5. Nội dung thẩm định kế hoạch thu dọn công trình dầu khí bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của danh mục các phương tiện, tổ hợp thiết bị, các kết cấu công trình của công trình dầu khí cần thu dọn;
b) Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp và phương án kỹ thuật thực hiện việc thu dọn công trình dầu khí;
c) Đánh giá sự phù hợp của kế hoạch quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, quan trắc môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, bảo đảm an toàn;
d) Đánh giá sự phù hợp và tính hợp lý trong ước tính chi phí thu dọn, kế hoạch và tiến độ trích lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí, tiến độ thực hiện.
6. Nhà thầu trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí trong trường hợp bổ sung, mở rộng các hạng mục công trình, thiết bị, giếng khoan dẫn đến dự toán chi phí trong kế hoạch thu dọn công trình dầu khí được phê duyệt gần nhất tăng thêm dưới 20%.
....
Như vậy, nội dung thẩm định kế hoạch thu dọn công trình dầu khí bao gồm:
- Đánh giá sự phù hợp của danh mục các phương tiện, tổ hợp thiết bị, các kết cấu công trình của công trình dầu khí cần thu dọn;
- Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp và phương án kỹ thuật thực hiện việc thu dọn công trình dầu khí;
- Đánh giá sự phù hợp của kế hoạch quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, quan trắc môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, bảo đảm an toàn;
- Đánh giá sự phù hợp và tính hợp lý trong ước tính chi phí thu dọn, kế hoạch và tiến độ trích lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí, tiến độ thực hiện.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn