Viên chức có được mặc trang phục tùy sở thích tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập?
Viên chức có được mặc trang phục tùy thích tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập?
Căn cứ Điều 27 Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH có quy định về trang phục của viên chức và người lao động tại có sở cai nghiện ma túy công lập như sau:
Trang phục của viên chức, người lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập
1. Trang phục của viên chức, người lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập bao gồm: quần, áo xuân hè; quần, áo thu đông; áo khoác ngoài mùa đông (đối với các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế trở ra miền Bắc); áo sơ mi dài tay; áo sơ mi ngắn tay; giày da; biển tên; mũ cứng; mũ mềm; dây lưng; quần áo mưa; bộ cấp hiệu.
Đối với viên chức, người lao động làm việc tại bộ phận y tế của cơ sở cai nghiện ma túy công lập, khi thực hiện nhiệm vụ khám, điều trị cho người cai nghiện thì sử dụng trang phục theo quy định của Bộ Y tế.
2. Kiểu dáng, màu sắc trang phục của viên chức, người lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập theo quy định tại Mục A Phụ lục II Thông tư này.
Như vậy, khi làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập thì viên chức và người lao động cần phải tuân thủ trang phục theo quy định. Không được mặc theo tùy sở thích.
Viên chức có được mặc trang phục tùy sở thích tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn, niên hạn cấp phát, sử dụng trang phục của vên chức, người lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH tiêu chuẩn, niên hạn cấp phát, sử dụng trang phục của viên chức, người lao động sẽ được quy định:
Như vậy, tiêu chuẩn về số lượng, niên hạn sẽ tùy thuộc vào từng loại trang phục thì sẽ được cấp phát cho viên chức và người làm việc.
Quy định về nguyên tắc cấp phát, sử dụng trang phục bao gồm các nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH có các nguyên tắc cấp phát, sử dụng trang phục như sau:
-Việc cấp phát, sử dụng trang phục phải đúng tiêu chuẩn, mục đích, đúng đối tượng, đúng niên hạn theo quy định. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải mở sổ theo dõi quản lý việc cấp phát, sử dụng trang phục của viên chức và người lao động bảo đảm chính xác, đúng quy định;
-Viên chức, người lao động được cấp trang phục để sử dụng khi thi hành nhiệm vụ; có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản trang phục theo quy định. Trường hợp trang phục đã được cấp bị hư hỏng hoặc mất mát do nguyên nhân khách quan thì được cấp bổ sung. Trường hợp trang phục đã được cấp bị hư hỏng hoặc mất mát không do nguyên nhân khách quan thì cá nhân phải tự may sắm đảm bảo yêu cầu trang phục theo quy định tại Thông tư này để sử dụng;
-Đối với các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển công tác khác mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn thì không phải thu hồi; nếu đã hết niên hạn mà chưa được cấp phát thì không được cấp phát. Đối với các trường hợp bị buộc thôi việc và nghỉ khác thì phải thu hồi biển tên, trang phục đã được cấp trước khi nghỉ việc.
Trang phục trang bị nào viên chức sẽ được dùng chung?
Căn cứ Mục 3 Phụ lục II Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH có quy định về trang phục trang bị dùng chung bao gồm:
Trang phục trang bị dùng chung
1. Biển tên
a) Kiểu dáng: theo mẫu số 13 Phụ lục này.
- Biển tên được làm bằng đồng tấm, mặt phủ sơn màu xanh dương, xung quanh có đường viền màu vàng. Chiều dài 82mm, chiều rộng 22mm. Phía bên trái là biểu trưng của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Phần bên phải có 3 dòng chữ: dòng trên cùng là tên cơ sở cai nghiện ma túy (cỡ chữ 10 in hoa đậm), dòng thứ 2 là họ tên người sử dụng (cỡ chữ 14 in thường đậm), dòng thứ 3 là chức vụ/chức danh của người sử dụng (cỡ chữ 16 in hoa đậm). Các chữ trong biển hiệu sử dụng phông chữ tiếng Việt Times New Roman - Unicode.
- Kim cài bằng hợp kim không gỉ.
- Biển tên được cài phía trên túi áo ngực bên trái.
b) Màu sắc: xanh dương.
2. Mũ cứng
a) Kiểu dáng: Mũ hình ô van, cốt được làm từ bột giấy, ngoài bọc một lớp vải, trán mũ được tán một ôzê, hai bên má quả mũ mỗi bên tán hai ôzê thoát khí, trong lòng có quai, cầu mũ (theo mẫu số 14 Phụ lục này).
b) Màu sắc: tím than.
3. Mũ mềm
a) Kiểu dáng: Mặt mũ được dựng bằng nhựa cứng, quả mũ gồm bốn mảnh, phông mũ có lót. Trán mũ được tán một ôzê, hai bên mang mũ mỗi bên tán ba ôzê thoát khí, phía trong chân cầu may bằng vải giả da, phía sau mũ có dây điều chỉnh (theo mẫu số 15 Phụ lục này).
b) Màu sắc: tím than.
4. Dây lưng
a) Kiểu dáng: Dây lưng được làm bằng da kíp măng, cuối dây bo tròn, mặt trong phía cuối dây có rãnh hãm khóa. Thân khóa bằng kim loại đúc gắn với dây bằng khóa chốt, mặt khóa dập nổi chữ “CN” nằm giữa trong hình tròn trên nền tia nổi mạ hợp kim (theo mẫu số 16 Phụ lục này).
b) Màu sắc: Dây lưng màu đen, khóa dây lưng màu vàng.
5. Quần áo mưa
a) Kiểu dáng: theo mẫu số 17 Phụ lục này.
- Áo mưa: Kiểu Jacket, cổ bẻ không chân. Thân trước bên trái may nẹp che khóa cài cúc bấm, bên trong có khóa kéo lên hết đầu cổ. Thân sau cầu vai rời, bên trong có lớp vải lưới may liền thân để thoát khí, chân cầu vai và nẹp có gắn biển phản quang. Tay áo kiểu một mang, cổ tay may bo chun. Mũ rời gắn với áo bằng cúc bấm. Các đường may có dán băng keo chống thấm.
- Quần mưa: Kiểu ống rộng, cạp chun, dưới gấu có cúc bấm.
b) Màu sắc: Quần áo mưa màu xanh đen, biển phản quang màu xám trắng.
Như vậy, khi viên chức và người lao động làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập thì phải mặc các trang phục và thiết bị dùng chung như: Biển tên, Mũ cứng, Mũ mềm, Dây lưng, Quần áo mưa
Trân trọng!
Lương Thị Tâm Như