Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chăn nuôi, thú y?

Cho anh hỏi nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chăn nuôi, thú y như thế nào? Câu hỏi của anh Sang (Bình Phước)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chăn nuôi, thú y?

Theo khoản 5 Điều 2 Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ ngày 31 tháng 3 năm 2023) có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:

- Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền:

+ Chiến lược, kế hoạch phát triển chăn nuôi, quy định mật độ chăn nuôi của địa phương;

+ Quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi;

+ Quyết định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi;

+ Chính sách hỗ trợ, sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc thú y; các quy định, chính sách, hướng dẫn về hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y;

+ Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật; chương trình giám sát, khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo:

+ Xây dựng và tổ chức vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, vùng chăn nuôi, sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, giết mổ động vật tập trung, sơ chế, chế biến các sản phẩm có nguồn gốc động vật gắn với xử lý chất thải và bảo vệ môi trường;

+ Thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch bệnh động vật gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau dịch bệnh động vật; xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật số liệu, khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi;

+ Cơ sở dữ liệu về giám sát dịch bệnh động vật và thông tin dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật tại địa phương;

- Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện hoạt động chăn nuôi, hoạt động thú y trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm dịch nội địa về động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện công tác thu thập, lưu trữ, bảo tồn, khai thác nguồn gen giống vật nuôi; quản lý giống vật nuôi; quản lý thức ăn chăn nuôi và các vật tư khác thuộc lĩnh vực chăn nuôi và thú y theo quy định của pháp luật;

- Quản lý và sử dụng dự trữ địa phương về thuốc thú y, vật tư, hàng hóa thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý về kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; hành nghề thú y; quản lý thuốc thú y theo quy định của pháp luật;

- Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau thông quan, thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu hành trong nước trên địa bàn tỉnh;

- Kiểm tra điều kiện, đánh giá giám sát duy trì điều kiện của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi; giám sát việc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ; đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chăn nuôi, thú y?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chăn nuôi, thú y? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lâm nghiệp?

Theo khoản 6 Điều 2 Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ ngày 31 tháng 3 năm 2023) nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lâm nghiệp bao gồm:

- Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền:

+ Chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương; chủ trương chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng;

+ Quyết định giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng, thuê đất để trồng rừng sản xuất; phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

+ Quyết định khung giá rừng tại địa phương; quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ tại địa phương; quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên tại địa phương theo quy định;

+ Báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh; phương án huy động các lực lượng, vật tư, phương tiện, thiết bị của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh để ứng phó khẩn cấp chữa cháy rừng theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về lâm nghiệp; tổ chức thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng;

+ Cập nhật cơ sở dữ liệu, hồ sơ quản lý rừng ở địa phương; bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong các loại rừng;

+ Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; phát triển rừng; sử dụng rừng;

+ Khai thác lâm sản; tổ chức sản xuất lâm nghiệp gắn với chế biến và thương mại lâm sản tại địa phương;

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch lâm nghiệp; chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về lâm nghiệp theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của kiểm lâm tại địa phương theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản kết hợp trong rừng theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lâm nghiệp;

- Công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, vườn giống và rừng giống trên địa bàn tỉnh; xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp;

- Tổng hợp, cập nhật, công bố công khai danh mục nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận hoặc hủy bỏ công nhận; trồng rừng; nuôi dưỡng rừng; làm giàu rừng; cải tạo rừng tự nhiên và khoanh nuôi tái sinh rừng; chế biến vả bảo quản lâm sản; phòng, chống dịch bệnh gây hại rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững, đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ thuộc địa phương quản lý, thiết kế, dự toán công trình lâm sinh theo quy định của pháp luật;

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phát triển cây lâm nghiệp phân tán theo quy định;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ rừng trong quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương, phối hợp và huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong các loại rừng.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về diêm nghiệp?

Tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ ngày 31 tháng 3 năm 2023) nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về diêm nghiệp như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Về diêm nghiệp:
a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: cơ chế, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất muối của địa phương;
b) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức sản xuất, chế biến muối tại địa phương;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc sản xuất, chế biến, bảo quản muối và các sản phẩm từ muối ở địa phương; thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, môi trường của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối (không bao gồm muối dùng trong lĩnh vực y tế).

Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về diêm nghiệp bao gồm:

- Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: cơ chế, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất muối của địa phương;

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức sản xuất, chế biến muối tại địa phương;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc sản xuất, chế biến, bảo quản muối và các sản phẩm từ muối ở địa phương; thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, môi trường của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào