Cơ quan chỉ đạo báo chí ở Trung ương là cơ quan nào và có trách nhiệm, quyền hạn gì? Cơ quan quản lý báo chí là cơ quan nào, cơ quan quản lý báo chí có trách nhiệm, quyền hạn gì?
Cơ quan chỉ đạo báo chí ở Trung ương là cơ quan nào và có trách nhiệm, quyền hạn gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 có giải thích cơ quan chỉ đạo báo chí ở Trung ương là Ban Tuyên giáo Trung ương; ở địa phương là ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
Cơ quan chỉ đạo báo chí có những trách nhiệm, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Cơ quan chỉ đạo báo chí
a) Thẩm định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí.
b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí (qua hồ sơ do cơ quan chủ quản báo chí gửi đến; khi cần thiết, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát).
c) Khen thưởng và cho ý kiến (nếu có) về khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí.
d) Yêu cầu cơ quan chủ quản xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan báo chí do để cơ quan báo chí vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí.
đ) Đề nghị cấp thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với cấp ủy, lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ chủ quản, để cơ quan báo chí xảy ra sai phạm nghiêm trọng kéo dài, có hệ thống; không thực hiện đầy đủ, kịp thời việc xử lý kỷ luật cơ quan báo chí có sai phạm theo yêu cầu của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí.
e) Phối hợp với cơ quan thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên, cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí.
Như vậy, cơ quan chỉ đạo báo chí ở Trung ương là Ban Tuyên giáo Trung ương và có những trách nhiệm, quyền hạn như sau:
- Thẩm định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí.
- Khen thưởng và cho ý kiến (nếu có) về khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí.
- Yêu cầu cơ quan chủ quản xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan báo chí do để cơ quan báo chí vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí.
- Đề nghị cấp thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với cấp ủy, lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ chủ quản, để cơ quan báo chí xảy ra sai phạm nghiêm trọng kéo dài, có hệ thống;
- Phối hợp với cơ quan thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên, cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí.
Cơ quan quản lý báo chí là cơ quan nào, cơ quan quản lý báo chí có trách nhiệm, quyền hạn gì?
Tại khoản 2 Điều 3 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 có giải thích cơ quan quản lý báo chí ở Trung ương là Bộ Thông tin và Truyền thông; cơ quan quản lý báo chí ở địa phương là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý báo chí được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Cơ quan quản lý báo chí
a) Có ý kiến về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định.
b) Thanh tra, kiểm tra việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí.
c) Khen thưởng và đề nghị cấp thẩm quyền khen thưởng; có ý kiến về khen thưởng đối với cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí.
d) Yêu cầu cơ quan chủ quản xem xét, xử lý kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí do để cơ quan báo chí vi phạm pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí.
đ) Đề nghị cấp thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ chủ quản, để cơ quan báo chí sai phạm nghiêm trọng kéo dài, có hệ thống.
e) Phối hợp với cơ quan chỉ đạo báo chí và các cơ quan liên quan xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí.
Như vậy, cơ quan quản lý báo chí có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Có ý kiến về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định.
- Thanh tra, kiểm tra việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí.
- Khen thưởng và đề nghị cấp thẩm quyền khen thưởng; có ý kiến về khen thưởng đối với cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí.
- Yêu cầu cơ quan chủ quản xem xét, xử lý kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí do để cơ quan báo chí vi phạm pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí.
- Đề nghị cấp thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ chủ quản, để cơ quan báo chí sai phạm nghiêm trọng kéo dài, có hệ thống.
- Phối hợp với cơ quan chỉ đạo báo chí và các cơ quan liên quan xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí.
Cơ quan chỉ đạo báo chí ở Trung ương là cơ quan nào và có trách nhiệm, quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan nào?
Tại khoản 3 Điều 3 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 có giải thích cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan, tổ chức được quy định trong Luật Báo chí và đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn