Đồng chí Trương Thị Mai là ai? Để trở thành Thường trực Ban Bí thư cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Tôi được biết đã có Thường trực Ban Bí thư mới, cho tôi hỏi hiện nay ai là Thường trực Ban Bí thư? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị.

Đồng chí Trương Thị Mai là ai?

Ngày 6/3/2023, Bộ Chính trị đã họp để xem xét về công tác cán bộ, quyết định phân công đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư khoá XIII, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Sơ lược về đồng chí Trương Thị Mai

Đồng chí Trương Thị Mai, sinh ngày 23/01/1958; Quê quán Xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Dân tộc: Kinh

Đồng chí Trương Thị Mai là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, XIII; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X,XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII, XIII, XIV, XV. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

8/1994 – 2002: Đồng chí Trương Thị Mai giữ chức Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

7/1997 – nay: Đồng chí Trương Thị Mai là Đại biểu Quốc hội từ khóa X cho đến khóa XV

3/1998 - 2/2003: Đồng chí Trương Thị Mai là Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

2002-2007: Đồng chí Trương Thị Mai giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XI.

4/2006 - 1/2016: Đồng chí Trương Thị Mai là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI.

8/2007 - 2/2016: Đồng chí Trương Thị Mai là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XII, XIII.

Tháng 01/2016: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đồng chí Trương Thị Mai được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, đồng chí Trương Thị Mai được bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 02/2016: Đồng chí Trương Thị Mai được Bộ Chính trị quyết định phân công tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng; giữ chức vụ Trưởng ban Dân vận Trung ương.

Tháng 01/2021: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng chí Trương Thị Mai được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.

Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XIII đồng chí Trương Thị Mai được bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 4/2021: Đồng chí Trương Thị Mai được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng; giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Ngày 6/3/2023, Bộ Chính trị quyết định phân công đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đồng chí Trương Thị Mai là ai? Để trở thành Thường trực Ban Bí thư cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Đồng chí Trương Thị Mai là ai? Để trở thành Thường trực Ban Bí thư cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)

Để trở thành Thường trực Ban Bí thư cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Tại tiết 2.7 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 có quy định về tiêu chuẩn để trở thành Thường trực Ban Bí thư như sau:

Thường trực Ban Bí thư
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và trong toàn Đảng. Có trình độ lý luận chính trị cao, hiểu biết sâu rộng và giàu kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Có kiến thức sâu rộng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Nhạy bén về chính trị, quyết liệt trong điều hành và có năng lực điều phối hài hoà, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Bộ Chính trị quyết định.

Theo đó, để trở thành Thường trực Ban Bí thư cần phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực như:

- Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và trong toàn Đảng.

- Có trình độ lý luận chính trị cao, hiểu biết sâu rộng và giàu kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.

- Có kiến thức sâu rộng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…

- Nhạy bén về chính trị, quyết liệt trong điều hành và có năng lực điều phối hài hoà, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương;

- Tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên;

- Trường hợp đặc biệt do Bộ Chính trị quyết định.

Thường trực Ban Bí thư có trách nhiệm như thế nào?

Tại khoản 5 Điều 7 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 có quy định về trách nhiệm của Thường trực Ban Bí thư như sau:

Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư
...
5. Trách nhiệm của đồng chí Thường trực Ban Bí thư:
- Chủ trì cùng Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả bầu cử và quyết định chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra và các chức danh bầu bổ sung của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
- Chỉ định bổ sung cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Cho ý kiến về nhân sự thư ký của các đồng chí: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Theo đó, Thường trực Ban Bí thư có trách nhiệm:

- Chủ trì cùng Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả bầu cử và quyết định chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra và các chức danh bầu bổ sung của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.

- Chỉ định bổ sung cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương.

- Cho ý kiến về nhân sự thư ký của các đồng chí: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Trân trọng!

Huỳnh Minh Hân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào