Bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc có giá trị pháp lý tại TP.HCM không? Người nào có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc?

Sổ gốc cấp văn bằng chứng chỉ là gì? Bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc có giá trị pháp lý không? Người nào có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc?

Sổ gốc cấp văn bằng chứng chỉ là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy chế bảo quản, lưu giữ, sử dụng, cấp phát văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 349/QĐ-SGDĐT năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về sổ gốc cấp văn bằng chứng chỉ có quy định như sau:

Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ
1. Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ là tài liệu do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ. Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ ghi đầy đủ những nội dung tiếng Việt của bản chính văn bằng, chứng chỉ đã cấp. Trường hợp văn bằng, chứng chỉ được chỉnh sửa nội dung hoặc được cấp lại thì phải lập phụ lục sổ gốc để ghi các nội dung được chỉnh sửa hoặc thay đổi của văn bằng, chứng chỉ.
Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ phải được ghi chính xác, đánh số trang, đóng dấu giáp lai, không được tẩy xóa, đảm bảo quản lý chặt chẽ và lưu trữ vĩnh viễn.
Mẫu sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ được thực hiện theo quy định.
...

Vậy, sổ gốc cấp văn bằng chứng chỉ là tài liệu do Sở Giáo dục và Đào tạo lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ. Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ ghi đầy đủ những nội dung tiếng Việt của bản chính văn bằng, chứng chỉ đã cấp. Trường hợp văn bằng, chứng chỉ được chỉnh sửa nội dung hoặc được cấp lại thì phải lập phụ lục sổ gốc để ghi các nội dung được chỉnh sửa hoặc thay đổi của văn bằng, chứng chỉ.

Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ phải được ghi chính xác, đánh số trang, đóng dấu giáp lai, không được tẩy xóa, đảm bảo quản lý chặt chẽ và lưu trữ vĩnh viễn. Mẫu sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ được thực hiện theo quy định.

Tại TP.HCM, bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc có giá trị pháp lý không?

Căn cứ Điều 25 Quy chế bảo quản, lưu giữ, sử dụng, cấp phát văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 349/QĐ-SGDĐT năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về giá trị pháp lý của bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc có quy định như sau:

Giá trị pháp lý của bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
1. Bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, không hợp pháp, cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao văn bằng, chứng chỉ yêu cầu người có bản sao văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh.

Vậy, tại TPHCM, bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc có giá trị pháp lý như bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao văn bằng chứng chỉ yêu cầu người có bản sao văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh.

Tại TPHCM, bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc có giá trị pháp lý không?

Tại TPHCM, bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc có giá trị pháp lý không? (Hình từ Internet)

Người nào có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc?

Căn cứ Điều 27 Quy chế bảo quản, lưu giữ, sử dụng, cấp phát văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 349/QĐ-SGDĐT năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc có quy định như sau:

Người có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Những người sau đây có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc:
1. Người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ.
2. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ.
3. Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp người đó đã chết.

Theo đó, những người sau đây có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc:

- Người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ.

- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ.

- Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp người đó đã chết.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bản sao văn bằng chứng chỉ

Nguyễn Võ Linh Trang

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào