Nội dung dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão gồm những thông tin gì?
Nội dung dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão gồm những thông tin gì?
Tại Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về nội dung dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão như sau:
Nội dung dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão
1. Vị trí tâm áp thấp nhiệt đới, bão.
2. Cấp gió mạnh nhất và cấp gió giật mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới, bão.
3. Bán kính gió mạnh trên cấp 6, cấp 10, vòng tròn xác suất 70% tâm áp thấp nhiệt đới, bão có thể đi vào; hướng và tốc độ di chuyển.
4. Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão: Gió mạnh, sóng lớn, tình trạng biển, mưa lớn, nước dâng, ngập lụt vùng ven biển và các thiên tai khác.
5. Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão.
Như vậy, nội dung dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão bao gồm các thông tin như:
- Vị trí tâm áp thấp nhiệt đới, bão.
- Cấp gió mạnh nhất và cấp gió giật mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới, bão.
- Bán kính gió mạnh trên cấp 6, cấp 10, vòng tròn xác suất 70% tâm áp thấp nhiệt đới, bão có thể đi vào; hướng và tốc độ di chuyển.
- Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão: Gió mạnh, sóng lớn, tình trạng biển, mưa lớn, nước dâng, ngập lụt vùng ven biển và các thiên tai khác.
- Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão.
Nội dung dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nội dung dự báo, cảnh báo mưa lớn gồm những gì?
Tại Điều 7 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về nội dung dự báo, cảnh báo mưa lớn như sau:
Nội dung dự báo, cảnh báo mưa lớn
1. Khu vực mưa mưa lớn.
2. Thời gian mưa lớn.
3. Lượng mưa và xác suất xảy ra.
4. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn.
Như vậy, nội dung dự báo, cảnh báo mưa lớn gồm:
- Khu vực mưa mưa lớn.
- Thời gian mưa lớn.
- Lượng mưa và xác suất xảy ra.
- Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn.
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão gồm có mấy giai đoạn?
Tại Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão như sau:
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão
1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu
a) Dữ liệu về áp thấp nhiệt đới, bão trên các bản đồ thời tiết;
b) Dữ liệu về quan trắc tăng cường khi áp thấp nhiệt đới, bão có khả năng ảnh hưởng đến đất liền;
c) Dữ liệu về áp thấp nhiệt đới, bão bằng thông tin viễn thám;
d) Dữ liệu về áp thấp nhiệt đới, bão qua các sản phẩm mô hình dự báo số trị;
đ) Dữ liệu về áp thấp nhiệt đới, bão từ các Trung tâm dự báo bão quốc tế;
e) Số liệu và thông tin về hiện trạng các đối tượng có khả năng chịu tác động của áp thấp nhiệt đới, bão và các thiệt hại (nếu có) do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão.
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng
a) Xác định vị trí tâm áp thấp nhiệt đới, bão dựa trên các dữ liệu và thông tin thu thập tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
b) Xác định cấp gió mạnh nhất và gió giật vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới, bão dựa trên các dữ liệu và thông tin thu thập tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
c) Xác định bán kính vùng gió mạnh cấp 6, cấp 10 dựa trên các dữ liệu và thông tin thu thập tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
d) Xác định ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão trên các số liệu thu thập theo tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
đ) Xác định diễn biến về hướng và tốc độ di chuyển, cấp gió mạnh nhất, cấp gió giật vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới, bão trong khoảng 6 đến 12 giờ trước.
3. Thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo
a) Các phương án được sử dụng trong dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão tại hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia: Phương án dựa trên phương pháp phân tích thống kê; phương án dựa trên phương pháp mô hình số trị (đơn lẻ và tổ hợp); phương án dựa trên phân tích kinh nghiệm của dự báo viên căn cứ vào các kết quả dự báo thống kê, dự báo mô hình số trị và tổng hợp kết quả từ các thông tin của các Trung tâm dự báo bão quốc tế; phương án dựa trên cơ sở các phương pháp khác;
b) Căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định việc sử dụng các phương án dự báo, cảnh báo cho phù hợp.
4. Thảo luận dự báo, cảnh báo
a) Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo, cảnh báo bằng các phương án khác nhau, các kết quả dự báo, cảnh báo trong các bản tin dự báo gần nhất;
b) Tổng hợp các kết quả dự báo, cảnh báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;
c) Người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn và đưa ra kết luận dự báo cuối cùng đảm bảo độ tin cậy theo thời hạn dự báo, cảnh báo.
5. Xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo
a) Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia xây dựng và ban hành bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai (sau đây gọi tắt là Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg);
b) Căn cứ yêu cầu thực tế, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định nội dung bản tin cho phù hợp.
6. Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo
a) Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão theo quy định tại Điều 34 Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg;
b) Tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định danh sách các địa chỉ được cung cấp bản tin cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
7. Bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo
Trong trường hợp phát hiện áp thấp nhiệt đới, bão có diễn biến phức tạp cần bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão ngoài các bản tin được ban hành theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
8. Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo
a) Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia: Đánh giá việc thực hiện đầy đủ tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này; đánh giá tính đầy đủ, kịp thời việc dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và khoản 1 Điều 35 Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg; đánh giá chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão theo quy định tại Mục 2.8 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới (QCVN 68:2020/BTNMT) được ban hành tại Thông tư số 18/2020/TT-BTNMT ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Điều 18 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT ngày 23/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT). Việc đánh giá chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo được thực hiện sau khi có đủ số liệu quan trắc theo thời hạn dự báo của bản tin;
b) Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia phải tuân thủ các quy định hiện hành về đánh giá chất lượng dự báo.
Như vậy, quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão gồm 8 bước là:
Bước 1: Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu;
Bước 2: Phân tích, đánh giá hiện trạng;
Bước 3: Thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo;
Bước 4: Thảo luận dự báo, cảnh báo;
Bước 5: Xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo;
Bước 6: Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo;
Bước 7: Bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo;
Bước 8: Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn