Yêu cầu về an toàn cháy đối với các vật liệu xây dựng cho nhà như thế nào?

Cho tôi xin hỏi các vật liệu xây dựng cho nhà cần đảm bảo yêu cầu về an toàn cháy như thế nào? - Câu hỏi của Thanh Như (Tiền Giang).

Yêu cầu về an toàn cháy đối với các vật liệu xây dựng cho nhà như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 3.5 Mục 3 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và an toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD quy định yêu cầu về an toàn cháy đối với các vật liệu xây dựng cho nhà như sau:

- Vật liệu xây dựng được sử dụng cho nhà phụ thuộc vào công dụng và tính nguy hiểm cháy của vật liệu.

- Các yêu cầu về an toàn cháy đối với việc áp dụng các vật liệu xây dựng trong nhà được quy định tương ứng với các chỉ tiêu về tính nguy hiểm cháy của vật liệu quy định tại Bảng B.7 (Phụ lục B).

- Việc sử dụng các vật liệu hoàn thiện - trang trí, vật liệu ốp lát và vật liệu phủ sàn trên các đường thoát nạn phải tuân thủ yêu cầu tại 3.3.4, còn đối với các phòng sử dụng chung (trừ vật liệu phủ sàn của các sàn thi đấu thể thao và các sàn của phòng nhảy) - tuân thủ quy định tại Bảng B.9 (Phụ lục B).

- Trong các gian phòng của nhà thuộc nhóm F5, hạng A, B và C1 có sử dụng hoặc bảo quản các chất lỏng dễ cháy, vật liệu phủ sàn phải có cáp nguy hiểm cháy vật liệu không nguy hiểm hơn CV1.

- Trong các gian gửi đồ của nhà nhóm F2.1, không cho phép sử dụng: các loại vật liệu hoàn thiện tường, trần và trần treo, vật liệu ốp lát có cấp nguy hiểm cháy vật liệu nguy hiểm hơn CV1; vật liệu phủ sàn có cấp nguy hiểm cháy vật liệu nguy hiểm hơn CV2.

- Trong các gian phòng lưu trữ sách, hồ sơ, tài liệu và các vật phẩm tương tự, chỉ được sử dụng vật liệu hoàn thiện, trang trí, vật liệu ốp lát và vật liệu phủ sàn có cấp nguy hiểm cháy CV0 hoặc CV1.

- Trong các gian trưng bày của bảo tàng, triển lãm và các gian phòng có tính chất tương tự thuộc nhóm F2.2, không cho phép sử dụng các vật liệu hoàn thiện tường, trần và trần treo có cấp nguy hiểm cháy cao hơn CV2, vật liệu phủ sàn có cấp nguy hiểm cháy vật liệu nguy hiểm hơn CV3.

- Trong các gian phòng thương mại của nhà nhóm F3.1, không cho phép sử dụng các vật liệu hoàn thiện tường, trần, trần treo có cấp nguy hiểm cháy vật liệu nguy hiểm hơn CV2, vật liệu phủ sàn có cấp nguy hiểm cháy vật liệu nguy hiểm hơn CV3.

- Trong các gian phòng chờ của nhà nhóm F3.3, vật liệu hoàn thiện tường, trần, trần treo và vật liệu phủ sàn phải có cấp nguy hiểm cháy CV0.

- Cho phép áp dụng các yêu cầu về an toàn cháy đối với vật liệu hoàn thiện - trang trí, vật liệu ốp lát, vật liệu phủ sàn và các tiêu chí thử nghiệm tương ứng theo các tài liệu chuẩn được phép áp dụng để thay thế cho các yêu cầu từ 3.5.1 đến 3.5.9 và Phụ lục B, trừ các yêu cầu quy định tại A.4.

Yêu cầu về an toàn cháy đối với các vật liệu xây dựng cho nhà như thế nào?

Yêu cầu về an toàn cháy đối với các vật liệu xây dựng cho nhà thế nào? (Hình từ Internet)

Nhóm vật liệu xây dựng theo tính nguy hiểm cháy được phân thành những nhóm nào?

Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và an toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD quy định hóm vật liệu xây dựng theo tính nguy hiểm cháy được phân như sau:

PHÂN LOẠI KỸ THUẬT VỀ CHÁY
2.1 Phân nhóm vật liệu xây dựng theo tính nguy hiểm cháy
2.1.1 Mục đích phân nhóm
2.1.1.1 Việc phân nhóm chất và vật liệu xây dựng theo tính nguy hiểm cháy được thực hiện nhằm mục đích thiết lập các yêu cầu về an toàn cháy khi có chất và vật liệu, sử dụng bảo quản và vận chuyển, chế biến và tiêu hủy.
2.1.1.2 Để thiết lập các yêu cầu về an toàn cháy đối với kết cấu nhà, công trình và các hệ thống bảo vệ chống cháy vật liệu xây dựng được phân nhóm theo tính nguy hiểm cháy.
2.1.2 Tiêu chí phân nhóm
Tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng được xác định theo các đặc tính kỹ thuật về cháy:
- Tính cháy;
- Tính bắt cháy;
- Tính lan truyền lửa trên bề mặt;
- Khả năng sinh khói;
- Độc tính.
2.1.3 Phân nhóm theo tính cháy
2.1.3.1 Theo tính cháy, vật liệu xây dựng được phân thành vật liệu không cháy và vật liệu cháy.
2.1.3.2 Vật liệu xây dựng không cháy là vật liệu có các chỉ tiêu về tính cháy (mức gia tăng nhiệt độ mất khối lượng mẫu thử, thời gian kéo dài của ngọn lửa ổn định) khi thử nghiệm như trong B.1.1, Phụ lục B.
Vật liệu xây dựng không cháy thì không quy định về tính nguy hiểm cháy và không xác định các chỉ tiêu khác (xem B.1.1, Phụ lục B)
2.1.3.3 Vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm:
- Ch1 (cháy yếu);
- Ch2 (cháy vừa phải);
- Ch3 (cháy mạnh vừa);
- Ch4 (cháy mạnh).
Tính cháy và các nhóm của vật liệu xây dựng theo tính cháy được xác định theo B.1.2, Phụ lục B
2.1.4 Phân nhóm theo tính bắt cháy
Theo tính bắt cháy vật liệu xây dựng cháy được phân thành 3 nhóm:
- BC1 (khó bắt cháy);
BC2 (bắt cháy vừa phải);
BC3 (dễ bắt cháy).
Nhóm vật liệu xây dựng theo tính bắt cháy được xác định theo B.1.3. Phụ lục B
2.1.5 Phân nhóm theo tính lan truyền lửa
Theo tính lan truyền lửa trên bề mặt, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm
LT1 (Không lan truyền);
LT2 (lan truyền yếu);
LT3 (lan truyền vừa phải);
LT4 (lan truyền mạnh).
Nhóm vật liệu xây dựng theo tính lan truyền lửa trên bề mặt được quy định cho lớp vật liệu bề mặt của mái và sàn, kể cả lớp thảm trải sàn, theo B.1.4, Phụ lục B
Đối với các vật liệu xây dựng khác không xác định và không quy định việc phân nhóm về lan truyền lửa trên bề mặt.
2.1.6 Phân nhóm theo khả năng sinh khói
Theo khả năng sinh khói, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 3 nhóm:
- SK1 (khả năng sinh khói thấp);
- SK2 (khả năng sinh khói vừa phải);
- SK3 (khả năng sinh khói cao).
Nhóm vật liệu xây dựng theo khả năng sinh khói được xác định theo B.1.5, Phụ lục B.
2.1.7 Phân nhóm theo độc tính
Theo độc tính của các sản phẩm cháy, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm:
- ĐT1 (độc tính thấp);
- ĐT2 (độc tính vừa phải);
- ĐT3 (độc tính cao);
- ĐT4 (độc tính đặc biệt cao).
Nhóm vật liệu xây dựng theo độc tính của các sản phẩm cháy được xác định theo B.1.6, Phụ lục B
2.1.8 Phân cấp theo tính nguy hiểm cháy
2.1.8.1 Theo tính nguy hiểm cháy, vật liệu xây dựng được phân thành các cấp nguy hiểm cháy tăng dần từ CV0, CV1, CV2, CV3, CV4 đến CV5.
CHÚ THÍCH: Cấp nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng là chỉ tiêu tổng hợp của các nhóm nguy hiểm cháy của vật liệu nêu tại 2.1.2.
2.1.8.2 Cấp nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng được xác định theo B.1.7, Phụ lục B.

Theo đó, nhóm vật liệu xây dựng theo tính nguy hiểm cháy được phân thành:

- Tính cháy;

- Tính bắt cháy;

- Tính lan truyền lửa trên bề mặt;

- Khả năng sinh khói;

- Độc tính.

Để hạn chế tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng được sử dụng ở các lớp bề mặt của kết cấu nhà bao gồm những gì?

Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và an toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD quy định các lớp bề mặt của kết cấu nhà dùng để hạn chế tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng như sau:

NGĂN CHẶN CHÁY LAN
4.1 Việc ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy được thực hiện bằng các biện pháp hạn chế diện tích cháy, cường độ cháy và thời gian cháy. Cụ thể là:
- Sử dụng giải pháp kết cấu và bố trí mặt bằng - không gian để ngăn cản sự lan truyền các yếu tố nguy hiểm của đám cháy trong một gian phòng, giữa các gian phòng với nhau, giữa các nhóm gian phòng có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau, giữa các tầng và các đơn nguyên, giữa các khoang cháy, cũng như giữa các tòa nhà.
- Hạn chế tính nguy hiểm cháy và nguy hiểm cháy nổ công nghệ trong các gian phòng và nhà;
- Hạn chế tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng được sử dụng ở các lớp bề mặt của kết cấu nhà, bao gồm: lớp lợp mái; các lớp hoàn thiện của tường ngoài, gian phóng và đường thoát nạn;
- Có các thiết bị chữa cháy ban đầu, trong đó bao gồm thiết bị tự động và cầm tay;
- Có thiết bị phát hiện cháy và báo cháy.
CHÚ THÍCH: Quy định về khoảng cách phòng cháy chống cháy giữa các nhà ở, công trình công cộng và các nhà sản xuất được quy định tại Phụ lục E Khoảng cách giữa các kho chất lỏng cháy, các kho hở trên mặt đất có chứa chất cháy, các bồn chứa LPG (LPG là từ viết tắt của Liquified Petrolium Gas - Khí dầu mỏ hóa lỏng), khí cháy đến các công trình khác phải tuân theo những quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành.

Căn cứ quy định trên, để hạn chế tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng được sử dụng ở các lớp bề mặt của kết cấu nhà, bao gồm: lớp lợp mái; các lớp hoàn thiện của tường ngoài, gian phóng và đường thoát nạn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật liệu xây dựng

Tạ Thị Thanh Thảo

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào