Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ thì xử lý như thế nào?
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ xử lý như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có quy định về người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ như sau:
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ
.........
2. Xử lý đối với trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ:
a) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị chết trong thời gian bị tạm giữ thì người ra quyết định tạm giữ phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời, lập biên bản về việc người tạm giữ bị chết và thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của người chết biết; gia đình người chết có trách nhiệm mai táng người chết;
b) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết mà không có gia đình, thân nhân thì việc mai táng do cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ phối hợp với chính quyền địa phương nơi tạm giữ giải quyết việc mai táng; kinh phí mai táng trong trường hợp này do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết là người nước ngoài thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người chết có quốc tịch để phối hợp giải quyết.
Như vậy, người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ xử lý như sau:
- Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị chết trong thời gian bị tạm giữ thì người ra quyết định tạm giữ phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời, lập biên bản về việc người tạm giữ bị chết và thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của người chết biết; gia đình người chết có trách nhiệm mai táng người chết;
- Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết mà không có gia đình, thân nhân thì việc mai táng do cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ phối hợp với chính quyền địa phương nơi tạm giữ giải quyết việc mai táng; kinh phí mai táng trong trường hợp này do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết là người nước ngoài thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người chết có quốc tịch để phối hợp giải quyết.
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ như thế nào? (Hình từ Internet)
Biên bản về việc người tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ có những nội dung nào?
Tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ
.........
3. Biên bản về việc người tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ phải ghi rõ các nội dung:
a) Họ tên người bị tạm giữ; ngày, tháng, năm sinh của người bị tạm giữ;
b) Số định danh cá nhân, số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/các giấy tờ cá nhân có liên quan; địa điểm tạm giữ;
c) Tình trạng sức khỏe của người tạm giữ khi tiếp nhận;
d) Quá trình xử lý người tạm giữ từ khi tiếp nhận tới khi người bị tạm giữ chết;
đ) Lý do người tạm giữ bị chết.
Như vậy, biên bản về việc người tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ phải có những nội dung là:
- Họ tên người bị tạm giữ; ngày, tháng, năm sinh của người bị tạm giữ;
- Số định danh cá nhân, số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/các giấy tờ cá nhân có liên quan; địa điểm tạm giữ;
- Tình trạng sức khỏe của người tạm giữ khi tiếp nhận;
- Quá trình xử lý người tạm giữ từ khi tiếp nhận tới khi người bị tạm giữ chết;
- Lý do người tạm giữ bị chết.
Quy định về buồng tạm giữ theo thủ tục hành chính?
Tại Điều 22 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có quy định về nơi tạm giữ như sau:
Nơi tạm giữ
1. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính phải có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh an toàn về phòng cháy, chữa cháy, thuận tiện cho việc trông coi, bảo vệ. Người bị tạm giữ qua đêm phải được bố trí giường nằm và phải có chiếu, chăn, màn; chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người là 2 m2.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào quy định tại Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Điều 22 Nghị định này chịu trách nhiệm về việc tổ chức, bố trí nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính và chỉ đạo thiết kế, xây dựng nơi tạm giữ hành chính bảo đảm và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Như vậy, buồng tạm giữ hành chính phải có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh an toàn về phòng cháy, chữa cháy, thuận tiện cho việc trông coi, bảo vệ. Người bị tạm giữ qua đêm phải được bố trí giường nằm và phải có chiếu, chăn, màn; chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người là 2m2.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn