Mục đích của kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh?
- Mục đích của kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
- Yêu cầu của kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
- Trách nhiệm thực hiện kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
Mục đích của kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
Vừa qua Ủy ban nhân nhân Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2023 sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu của kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2023 như sau:
Mục đích
- Đánh giá khách quan, toàn diện tình hình, kết quả triển khai thực hiện các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong thời gian tới.
- Phát hiện, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; nhân rộng cách làm hay, hiệu quả, kinh nghiệm tốt của các tập thể, cá nhân trong quá trình thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy, kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm 2 mục đích chính là:
- Đánh giá tình hình thực tiễn để đưa ra giải pháp
- Khen thưởng thành tích xuất sắc.
Kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Yêu cầu của kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
Theo tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2023 yêu cầu của kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Yêu cầu
- Việc sơ kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan và toàn diện, đảm bảo đúng mục đích, nội dung, tiến độ đề ra, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 1486/KH-STP-THPL ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Sở Tư pháp về triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nội dung tổng kết thiết thực, phản ánh đúng thực tế quá trình tổ chức thi hành, bám sát đề cương báo cáo sơ kết, trong đó chú trọng phân tích tồn tại, hạn chế, vướng mắc của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành và đề xuất giải pháp cụ thể.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình sơ kết 05 năm thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng thi hành.
Như vậy, kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 03 yêu cầu là:
- Việc sơ kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan và toàn diện, đảm bảo đúng mục đích, nội dung, tiến độ đề ra;
- Nội dung tổng kết thiết thực, phản ánh đúng thực tế quá trình tổ chức thi hành, bám sát đề cương báo cáo sơ kết;
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Trách nhiệm thực hiện kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
Theo tiểu mục 1 Mục III Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2023 trách nhiệm thực hiện Kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Các sở, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức có trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.
- Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố, Cục Thi hành án dân sự Thành phố, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo và phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các hoạt động triển khai việc sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo yêu cầu của Bộ Tư pháp (nếu có).
- Trên cơ sở kết quả theo dõi, đánh giá công tác triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, việc thực hiện, phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước hàng năm. Sở Tư pháp tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố đề xuất Bộ Tư pháp khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
- Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố, Cục Thi hành án dân sự Thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn