Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh mới nhất hiện nay?
Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh được quy định như thế nào?
Phụ lục I-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT quy định về Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh như sau:
Xem thêm về Mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh: Tại đây
Theo quy định nêu trên, Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh hiện nay được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh hiện nay được thực hiện theo mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh có những thành phần gì?
Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thành phần của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh như sau:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo đó, thành phần của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Việc thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp trong công ty hợp danh được quy định như thế nào?
Khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp trong công ty hợp danh như sau:
Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
2. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
3. Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên
4. Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Vốn điều lệ của công ty;
c) Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; loại thành viên;
d) Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;
g) Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.
5. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.
Theo đó, việc thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp trong công ty hợp danh được thực hiện như sau:
- Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn tiến hành vốn theo cam kết.
- Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty;
Trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên
- Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn