Thành phần Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030 gồm những ai?
Thành phần Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030 gồm những ai?
Tại Điều 1 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2023 có quy định Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm những thành viên sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
- Các thành viên Hội đồng gồm:
+ Đại diện các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Công Thương, Ngoại giao;
+ Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố: Điện Biên, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cà Mau, Gia Lai;
+ Các thành viên là Ủy viên phản biện:
++ GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội động vật Việt Nam, Nguyên viện trưởng Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam;
++ GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Địa lý Việt Nam;
++ GS.TS. Nguyễn Xuân Huấn, Giảng viên cao cấp, Đại học quốc gia Hà Nội;
++ GS.TS.Trần Ngọc Hải - Giảng viên cao cấp, Nguyên Phó Trưởng khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Đại học Lâm nghiệp.
- Các cơ quan, đơn vị nêu trên có trách nhiệm cử đại diện tham gia Hội đồng đúng thành phần, công văn cử người gửi về Cơ quan thường trực Hội đồng trước ngày 28 tháng 02 năm 2023.
Thành phần Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030 gồm những ai? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học như thế nào?
Tại Điều 4 Luật Đa dạng sinh học 2008 có quy định về nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học như sau:
Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
1. Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.
2. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo.
3. Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.
4. Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.
5. Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
Như vậy, các nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học bao gồm:
- Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.
- Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo.
- Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.
- Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
Nhà nước có những chính sách nào về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học?
Tại Điều 5 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học như sau:
Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
1. Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.
2. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước; bảo đảm sự tham gia của nhân dân địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học.
4. Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn.
5. Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
Như vậy, Nhà nước có những chính sách nào về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học bao gồm:
- Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái, bảo tồn loài.
- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
- Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học.
- Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn.
- Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn