Để mở văn phòng luật sư, luật sư thành lập văn phòng cần bao nhiêu năm làm việc trong tổ chức hành nghề?
- Để mở văn phòng luật sư, luật sư thành lập văn phòng cần bao nhiêu năm làm việc trong tổ chức hành nghề luật sư?
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư có những nội dung nào?
- Khi thay đổi người đại diện của văn phòng luật sư, hồ sơ người đại diện theo pháp luật có những thành phần nào?
Để mở văn phòng luật sư, luật sư thành lập văn phòng cần bao nhiêu năm làm việc trong tổ chức hành nghề luật sư?
Điểm a khoản 3 Điều 32 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về điều kiện của luật sư thành lập văn phòng luật sư như sau:
Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư
1. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
a) Văn phòng luật sư;
b) Công ty luật.
2. Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
...
Theo quy định nói trên, luật sư thành lập văn phòng luật sư cần có có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
Để mở văn phòng luật sư, luật sư thành lập cần bao nhiêu năm làm việc trong tổ chức hành nghề luật sư? (Hình từ Internet)
Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư có những nội dung nào?
Điều 6 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định về các nội dung có trong giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư như sau:
Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm những nội dung chính sau đây:
1. Tên văn phòng luật sư, công ty luật;
2. Địa chỉ trụ sở;
3. Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư Trưởng văn phòng luật sư hoặc luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
4. Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người đại diện theo pháp luật;
5. Lĩnh vực hành nghề.
Theo đó, giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư có các nội dung chính sau:
- Tên văn phòng luật sư;
- Địa chỉ trụ sở văn phòng luật sư;
- Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư Trưởng văn phòng luật;
- Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư;
- Lĩnh vực hành nghề.
Khi thay đổi người đại diện của văn phòng luật sư, hồ sơ người đại diện theo pháp luật có những thành phần nào?
Khoản 2 Điều 11 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định về việc thành phần hồ sơ thay đổi người đại diện của văn phòng luật sư như sau:
Thay đổi người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư
2. Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là luật sư chủ sở hữu của văn phòng luật sư, công ty luật.
Văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên thay đổi người đại diện theo pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định thay đổi, phải gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Văn bản thỏa thuận giữa người đại diện theo pháp luật cũ và người dự kiến là đại diện theo pháp luật đối với việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư, công ty luật;
d) Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người dự kiến là đại diện theo pháp luật.
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật luật sư.
Theo đó, thành phần hồ sơ thay đổi người đại diện của văn phòng luật sư gồm:
- Giấy đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật;
- Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư;
- Văn bản thỏa thuận giữa người đại diện theo pháp luật cũ và người dự kiến là đại diện theo pháp luật đối với việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư;
- Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người dự kiến là đại diện theo pháp luật.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn