Hồ sơ dự thi sát hạch lái xe đối với người nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1 gồm những tài liệu gì?

Cho anh hỏi hồ sơ dự thi sát hạch lái xe đối với người nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1 gồm những tài liệu gì? Câu hỏi của anh Nhân (Biên Hòa)

Hồ sơ dự thi sát hạch lái xe đối với người nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1 gồm những tài liệu gì?

Tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định về hồ sơ dự sát hạch lái xe như sau:

Hồ sơ dự sát hạch lái xe
.....
2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.

Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có quy định về hồ sơ của người học lái xe như sau:

Hồ sơ của người học lái xe
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
c) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);
Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

Như vậy, hồ sơ dự sát hạch lái xe đối với người nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1 gồm những tài liệu sau:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

- Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn;

- Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;

- Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.

Hồ sơ dự sát hạch lái xe đối với người nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1 gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ dự sát hạch lái xe đối với người nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1 gồm những tài liệu gì? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn của sát hạch viên sát hạch lái xe như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 24 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi điểm a khoản 15 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có quy định về Tổ sát hạch lái xe như sau:

Tổ sát hạch
....
3. Tiêu chuẩn của sát hạch viên
a) Có tư cách đạo đức tốt, không trong thời gian bị xử lý kỷ luật;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Đối với sát hạch viên đã có thẻ trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nếu chưa đáp ứng được tiêu chuẩn này, sau 03 năm phải hoàn thiện để đáp ứng;
c) Có giấy phép lái xe tương ứng với hạng xe sát hạch ít nhất 03 năm;
d) Được tập huấn về nghiệp vụ sát hạch và được Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp thẻ sát hạch viên.

Như vậy, sát hạch viên sát hạch lái xe phải đáp ứng các tiêu chuẩn là:

- Có tư cách đạo đức tốt, không trong thời gian bị xử lý kỷ luật;

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Đối với sát hạch viên đã có thẻ trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nếu chưa đáp ứng được tiêu chuẩn này, sau 03 năm phải hoàn thiện để đáp ứng;

- Có giấy phép lái xe tương ứng với hạng xe sát hạch ít nhất 03 năm;

- Được tập huấn về nghiệp vụ sát hạch và được Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp thẻ sát hạch viên.

Nhiệm vụ của Tổ sát hạch lái xe là gì?

Theo khoản 5 Điều 24 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi điểm b khoản 15 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có quy định tổ sát hạch lái xe có những nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra phương tiện, trang thiết bị chấm điểm, sân sát hạch, phương án bảo đảm an toàn trong quá trình sát hạch;

- Yêu cầu thí sinh chấp hành nội quy sát hạch; không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch và khu vực sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;

- Lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc báo cáo Hội đồng sát hạch;

- Sát hạch, tổng hợp kết quả, đánh giá kỳ sát hạch để báo cáo Hội đồng sát hạch hoặc Cơ quan quản lý sát hạch (đối với sát hạch cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2);

- Sát hạch viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả sát hạch. Tổ trưởng Tổ sát hạch chịu trách nhiệm về kết quả chung của kỳ sát hạch.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hồ sơ sát hạch lái xe

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào