Tăng cường kỷ luật, xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực để chậm, muộn hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính?

Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2023 đã yêu cầu tăng cường kỷ luật, xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực để chậm, muộn hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính như thế nào? -Thắc mắc của chú Tùng (An Giang).

Một số hạn chế của đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025 là gì?

Tại Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2023 đã nêu ra một số hạn chế của đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025 như sau:

- Nhiều hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương đã đầu tư từ lâu còn rời rạc, manh mún, chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, chưa đáp ứng an toàn thông tin, an ninh mạng nên chưa thể thực hiện việc số hóa, kết nối, chia sẻ, liên thông, khai thác dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến;

- Chưa có cách làm phù hợp, chưa thực sự lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, nên dịch vụ công thiết kế chưa thuận lợi;

- Trình độ, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết công việc trên môi trường số của cán bộ,công chức chưa thuần thục để hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến;

- Chất lượng, hiệu quả trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế, chưa thực sự thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp. Số lượng người dân thực hiện thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp vẫn cao (chiếm khoảng 70%); - Việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, còn tình trạng “cát cứ” thông tin, lợi ích ngành, lợi ích cục bộ, nên người dân phải cung cấp lại thông tin và đi lại nhiều lần;

- Nhiều nơi, công tác chỉ đạo, điều hành vẫn theo phương thức truyền thống, chưa đổi mới sáng tạo; việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng tại một số bộ, ngành, địa phương chưa tốt; truyền thông cho công tác này chưa được coi trọng, đầu tư thích đáng để góp phần thay đổi hành vi, ý thức của người dân, doanh nghiệp;

- Công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng của nhiều cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; (8) Một số bộ, ngành, địa phương chưa bố trí kinh phí kịp thời cho việc triển khai Đề án 06;...

Tăng cường kỷ luật, xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực để chậm, muộn hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính?

Tăng cường kỷ luật, xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực để chậm, muộn hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính? (Hình từ Internet)

Các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm gì trong công tác phát triển đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025?

Mục 1 Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2023 đã nêu ra trách nhiệm trong công tác phát triển đề án của các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ bao gồm:

- Từng đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết tâm, chỉ đạo quyết liệt thực hiện Đề án tại cơ quan, địa phương mình; báo cáo Cấp ủy Đảng đề xuất ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo triển khai Đề án 06 để tạo sự thống nhất trong quá trình thực hiện, hoàn thành trong tháng 3 năm 2023.

- Tổ chức quán triệt đến toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhận thức đúng, đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện.

Tăng cường kỷ luật, xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực để chậm, muộn hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính?

Mục 2 Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2023 đã nêu ra trách nhiệm trong công tác phát triển đề án của các bộ, ngành, địa phương bao gồm:

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới phương thức, lề lối làm việc, kiên quyết xử lý theo quy định những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tự ý đặt ra thủ tục hành chính không đúng quy định hoặc để chậm, muộn hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính.

- Nghiên cứu, đánh giá kiện toàn về mô hình, nhân sự phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số nói chung và thực hiện Đề án 06 nói riêng; tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức nâng cao kỹ năng số, kỹ năng bảo mật thông tin trên môi trường mạng, thành thạo sử dụng công nghệ thông tin, nghiệp vụ phục vụ cho yêu cầu công việc và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Thời gian hoàn thành trong tháng 6 năm 2023

.....

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý kỷ luật đối với công chức

Phạm Văn Quốc

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào