Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã là bao lâu? Cơ quan nào có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã?
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã là bao lâu?
Khoản 3 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã như sau:
Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
e) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Theo quy định nêu trên, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã là từ 03 tháng đến 06 tháng.
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã là bao lâu? Cơ quan nào có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã?
Điều 14 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã như sau:
Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Xử lý vi phạm hành chính lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Theo đó, thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã thuộc về:
- Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã được lập và xem xét như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 120/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã được lập và xem xét như sau:
- Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm kiểm tra các thông tin về hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm.
Trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên thì tham khảo ý kiến của:
+ Công chức văn hóa - xã hội chuyên trách theo dõi về lao động - thương binh và xã hội,
+ Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cộng tác viên công tác xã hội
+ Cộng tác viên bảo vệ trẻ em (nếu có) và đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở về đặc điểm và hoàn cảnh gia đình của người chưa thành niên;
- Trưởng Công an cấp xã không chấp nhận đề nghị lập hồ sơ:
Nếu văn bản đề nghị không đúng đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP hoặc sự việc đang trong quá trình hòa giải hoặc đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
- Trường hợp không chấp nhận đề nghị lập hồ sơ, thì Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến người đề nghị ngay sau khi hết thời hạn kiểm tra các thông tin về hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm theo quy định tại điểm a khoản này;
- Trường hợp chấp nhận đề nghị lập hồ sơ, Trường Công an cấp xã tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và thông báo bằng văn bản cho người đề nghị về việc chấp nhận lập hồ sơ đề nghị.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn