Địa điểm nào dùng để huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân?
Địa điểm nào dùng để huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân?
Tại Điều 7 Thông tư 02/2023/TT-BCA có quy định về địa điểm huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân như sau:
Địa điểm huấn luyện và cán bộ làm công tác huấn luyện
1. Địa điểm huấn luyện
a) Huấn luyện thường xuyên được thực hiện tại địa điểm, trụ sở của đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
b) Huấn luyện định kỳ được thực hiện tập trung tại trung tâm huấn luyện hoặc tại địa điểm, trụ sở của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh.
c) Huấn luyện nâng cao được thực hiện tập trung tại trung tâm huấn luyện của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an.
2. Cán bộ huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là người có trình độ trung cấp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trở lên và có một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm công tác nghiên cứu, tham mưu, hướng dẫn về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở lên thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
b) Là giảng viên hoặc lãnh đạo khoa chuyên ngành chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thuộc Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.
c) Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoặc chỉ huy cấp đội và tương đương trở lên thuộc Công an cấp tỉnh.
Như vậy, địa điểm huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân bao gồm:
- Huấn luyện thường xuyên được thực hiện tại địa điểm, trụ sở của đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Huấn luyện định kỳ được thực hiện tập trung tại trung tâm huấn luyện hoặc tại địa điểm, trụ sở của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh.
- Huấn luyện nâng cao được thực hiện tập trung tại trung tâm huấn luyện của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an.
Các trường hợp được miễn huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân?
Tại Điều 9 Thông tư 02/2023/TT-BCA có quy định về các trường hợp được miễn huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân như sau:
Các trường hợp được miễn, hoãn huấn luyện
1. Trường hợp được miễn huấn luyện:
a) Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo; bệnh trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
b) Trong thời gian công tác biệt phái.
c) Có thông báo nghỉ chờ hưởng chế độ hưu trí.
d) Đang học tập trung tại học viện, trường trong và ngoài ngành Công an từ 12 tháng trở lên.
đ) Phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Trường hợp được hoãn huấn luyện:
Cán bộ, chiến sĩ bị ốm, đau, nghỉ đột xuất, đi công tác có xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc được lãnh đạo đơn vị cho nghỉ vào thời điểm huấn luyện. Các trường hợp được hoãn huấn luyện phải tham gia huấn luyện bổ sung trong kỳ tiếp theo các nội dung chưa thực hiện.
Như vậy, các trường hợp được miễn huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân bao gồm:
- Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo; bệnh trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày;
- Trong thời gian công tác biệt phái.
- Có thông báo nghỉ chờ hưởng chế độ hưu trí.
- Đang học tập trung tại học viện, trường trong và ngoài ngành Công an từ 12 tháng trở lên.
Địa điểm huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân? (Hình từ Internet)
Nội dung huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân gồm những gì?
Tại Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-BCA có quy định về nội dung huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân như sau:
Nội dung huấn luyện
1. Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Lý thuyết về kỹ thuật cá nhân; chiến thuật, kỹ thuật; đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ; phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ; quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Lý thuyết về công tác chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Thực hành huấn luyện thể lực.
5. Thực hành kỹ thuật cá nhân về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
6. Thực hành đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ.
7. Thực hành kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
8. Thực hành thao tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
9. Bổ túc tay lái cho lái xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ; công tác sửa chữa phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Như vậy, nội dung huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân gồm:
- Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Lý thuyết về kỹ thuật cá nhân; chiến thuật, kỹ thuật; đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ; phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ; quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Lý thuyết về công tác chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Thực hành huấn luyện thể lực.
- Thực hành kỹ thuật cá nhân về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Thực hành đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ.
- Thực hành kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Thực hành thao tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Bổ túc tay lái cho lái xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ; công tác sửa chữa phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn