Những đối tượng nào sẽ tham gia huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân?

Cho anh hỏi đối tượng tham huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân bao gồm những ai? Câu hỏi của anh Phong (Hải Phòng)

Những đối tượng nào sẽ tham gia huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân?

Tại Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-BCA có quy định về đối tượng, hình thức huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân như sau:

Đối tượng, hình thức huấn luyện
1. Đối tượng huấn luyện:
a) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh).
b) Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) phụ trách công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ,
c) Đội trưởng, Phó Đội trưởng các đội nghiệp vụ được giao thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa, cháy và cứu nạn, cứu hộ; Đội trưởng, Phó Đội trưởng đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện.
d) Cán bộ làm công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
đ) Cán bộ, chiến sĩ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
e) Lái xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ; lái tàu, xuồng, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
2. Hình thức huấn luyện:
a) Huấn luyện thường xuyên được thực hiện hàng ngày trong ca thường trực tại đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, áp dụng cho các đối tượng quy định tại điểm c, đ, e khoản 1 Điều này.
b) Huấn luyện định kỳ được thực hiện một năm một lần, áp dụng cho các đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này; một năm hai lần, áp dụng cho các đối tượng quy định tại điểm c, đ, e khoản 1 Điều này.
c) Huấn luyện nâng cao được thực hiện một năm một lần, áp dụng cho đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; hai năm một lần, áp dụng cho các đối tượng quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này.

Như vậy, đối tượng tham gia huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân bao gồm:

- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh).

- Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) phụ trách công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ,

- Đội trưởng, Phó Đội trưởng các đội nghiệp vụ được giao thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa, cháy và cứu nạn, cứu hộ; Đội trưởng, Phó Đội trưởng đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện.

- Cán bộ làm công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Cán bộ, chiến sĩ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Lái xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ; lái tàu, xuồng, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Sắp tới những đối tượng tham gia huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân?

Sắp tới những đối tượng tham gia huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân? (Hình từ Internet)

Nội dung huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân bao gồm những gì?

Theo Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-BCA nội dung huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân bao gồm các nội dung như sau:

Nội dung huấn luyện:

- Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Lý thuyết về kỹ thuật cá nhân; chiến thuật, kỹ thuật; đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ; phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ; quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Lý thuyết về công tác chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Thực hành huấn luyện thể lực.

- Thực hành kỹ thuật cá nhân về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Thực hành đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ.

- Thực hành kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Thực hành thao tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Bổ túc tay lái cho lái xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ; công tác sửa chữa phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Kinh phí tổ chức huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân lấy từ nguồn nào?

Tại Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-BCA có quy định về kinh phí tổ chức huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân như sau:

Kinh phí tổ chức huấn luyện
1. Kinh phí tổ chức huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Công an các đơn vị, địa phương được bố trí trong dự toán chi ngân sách chi an ninh hàng năm Bộ Công an giao cho Công an các đơn vị, địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
2. Hàng năm, căn cứ kế hoạch huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chí ngân sách nhà nước hiện hành, Công an các đơn vị, địa phương lập dự toán, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của Công an các đơn vị, địa phương; thực hiện quản lý, sử dụng và quyết toán theo quy định của Nhà nước và Bộ Công an.

Như vậy, kinh phí tổ chức huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân lấy từ dự toán chi ngân sách chi an ninh hàng năm Bộ Công an.

Thông tư 02/2023/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 03/03/2023

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đối tượng tham gia huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào