Kế hoạch biên chế công chức cấp huyện hằng năm có những nội dung nào?

Cho tôi hỏi: Kế hoạch biên chế công chức cấp huyện hằng năm có những nội dung nào? Mong được tư vấn.

Kế hoạch biên chế công chức cấp huyện hằng năm có những nội dung nào?

Điều 11 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về nội dung của kế hoạch biên chế công chức cấp huyện hằng năm như sau:

Nội dung kế hoạch biên chế công chức hằng năm
1. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm.
2. Báo cáo đánh giá việc giao và sử dụng biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch tại thời điểm lập kế hoạch.
3. Xác định biên chế công chức của năm kế hoạch; kèm theo việc thống kê, tổng hợp số liệu biên chế công chức của năm kế hoạch theo Phụ lục IA hoặc Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Giải pháp thực hiện kế hoạch biên chế công chức sau khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt, dự kiến nguồn công chức bổ sung, thay thế, thực hiện chính sách tinh giản biên chế và dự toán kinh phí để thực hiện.
5. Kiến nghị, đề xuất.

Theo quy định nêu trên, nội dung của kế hoạch biên chế công chức cấp huyện hàng năm có các nội dung:

- Sự cần thiết của việc lập kế hoạch biên chế công chức cấp huyện hàng năm.

- Báo cáo đánh giá việc giao và sử dụng biên chế công chức cấp huyện của năm trước liền kề với năm kế hoạch tại thời điểm lập kế hoạch.

- Xác định biên chế công chức cấp huyện của năm kế hoạch; kèm theo việc thống kê, tổng hợp số liệu biên chế công chức cấp huyện của năm kế hoạch.

- Giải pháp thực hiện kế hoạch biên chế công chức cấp huyện sau khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt, dự kiến nguồn công chức bổ sung, thay thế, thực hiện chính sách tinh giản biên chế và dự toán kinh phí để thực hiện.

- Kiến nghị, đề xuất.

biên chế công chức

Kế hoạch biên chế công chức cấp huyện hằng năm có những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Khi nào biên chế công chức cấp huyện được tiến hành điều chỉnh?

Khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp xem xét điều chỉnh biên chế công chức cấp huyện như sau:

Điều chỉnh biên chế công chức
1. Việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
b) Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.

Theo quy định nêu trên, biên chế công chức cấp huyện được điều chỉnh khi:

- Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ xác định biên chế công chức;

- Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.

Việc điều chỉnh biên chế công chức cấp huyện được thực hiện theo trình tự nào?

Khoản 2 Điều 13 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về trình tự điều chỉnh biên chế công chức cấp huyện như sau:

Điều chỉnh biên chế công chứ
...
2. Hồ sơ, trình tự điều chỉnh biên chế công chức
a) Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức; đề án điều chỉnh biên chế công chức; các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo;
b) Đối với việc điều chỉnh tăng biên chế công chức hoặc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Đối với việc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương với cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chuyển biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để quyết định. Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức hằng năm.

Theo quy định nêu trên, trình tự điều chỉnh biên chế công chức là:

- Đối với việc điều chỉnh tăng biên chế công chức hoặc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương: các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức về Bộ Nội vụ để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Đối với việc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương với Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước:

+ Các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chuyển biên chế công chức về Bộ Nội vụ để quyết định.

+ Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức hằng năm.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biên chế công chức cấp huyện

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào