Xem xét quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc thẩm quyền cơ quan nào?
- Xem xét quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc thẩm quyền cơ quan nào?
- Hồ sơ đưa người đã có quyết định vào cơ sở giáo dục bắt buộc gồm những gì?
- Người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng bỏ trốn thì cần lập hồ sơ gồm những gì?
Xem xét quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc thẩm quyền cơ quan nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định:
Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc chuyển hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 101 và khoản 3 Điều 118 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Sau khi xem xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do Công an cấp huyện hoặc Công an tỉnh trực tiếp lập, sau khi hoàn thành lập hồ sơ thì Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người thực hiện hành vi vi phạm để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Đối với người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng chưa thi hành quyết định mà bỏ trốn, khi truy tìm được mà người đó đủ 18 tuổi trở lên thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trước đó;
c) Quyết định truy tìm;
d) Biên bản giữ người có quyết định truy tìm;
đ) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
e) Thông báo về việc hủy quyết định truy tìm;
g) Tài liệu về các hành vi vi phạm trong thời gian bỏ trốn (nếu có).
5. Đối với học sinh đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng mà bỏ trốn, khi truy tìm được mà người đó đủ 18 tuổi trở lên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Hồ sơ tài liệu trong quá trình chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Quyết định truy tìm;
d) Biên bản giữ người có quyết định truy tìm;
đ) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
e) Thông báo về việc hủy quyết định truy tìm.
6. Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản. Hồ sơ phải được đánh bút lục theo quy định.
Theo đó, Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Xem xét quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc thẩm quyền cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đưa người đã có quyết định vào cơ sở giáo dục bắt buộc gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đưa người đã có quyết định vào cơ sở giáo dục bắt buộc gồm:
- Quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Biên bản thi hành quyết định;
- Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
- Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Danh bản, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
- Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý;
- Giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
- Tài liệu khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc (nếu có).
Người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng bỏ trốn thì cần lập hồ sơ gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định:
Người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng chưa đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà bỏ trốn thì cần phải lập hồ sơ gồm:
- Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 140/2021/NĐ-CP;
- Quyết định truy tìm;
- Biên bản giữ người có quyết định truy tìm;
- Thông báo về việc hủy quyết định truy tìm;
- Tài liệu về các hành vi vi phạm trong thời gian bỏ trốn (nếu có).
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh