Năm 2023, chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Bộ xây dựng có nhiệm vụ trọng tâm là gì?

Cho tôi hỏi: Nhiệm vụ trọng tâm của chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Bộ xây dựng là gì? Mong được tư vấn theo quy định mới nhất.

Nhiệm vụ trọng tâm của chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Bộ xây dựng là gì?

Căn cứ quy định tại tiểu mục 3 Mục A Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Bộ xây dựng năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định 48/QĐ-BXD năm 2023 có các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ giao Bộ Xây dựng để góp phần đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) ngành Xây dựng dạt 7,3%.

- Tập trung rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành trong công tác quản lý nhà nước Bộ Xây dựng có liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Rà soát và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia, đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư, xây dựng, dịch vụ công còn thiếu hoặc còn chồng chéo, mâu thuẫn;

Sửa đổi, bổ sung định mức chi tiêu công, tài sản công, xe công, khoán chi, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; lao động, biên chế; quản lý, sử dụng tài nguyên, khoáng sản.

- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách. Phấn đấu cân đối nguồn lực để thực hiện việc cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội

Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện tiết kiệm triệt để, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước;

Thực hiện rà soát toàn bộ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước đến ngày 31 tháng 12 năm 2022 để hủy bỏ, thu hồi về ngân sách nhà nước các khoản chuyển nguồn không có nhu cầu sử dụng hoặc quá thời gian giải ngân theo quy định.

- Tăng cường quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, coi đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong năm 2023;

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cả về thể chế, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực xây dựng. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan, bảo đảm hiệu quả, thực chất trong xử lý công việc.

- Đẩy mạnh triển khai thi hành có hiệu quả Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.

- Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản, trong đó:

Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, khoáng sản trong lĩnh vực vật liệu xây dựng phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

Quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá công bằng và ổn định xã hội;

Bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn; nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền cũng như thanh tra, kiểm tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và tổ chức thực hiện ở các cơ quan, đơn vị.

chống lãng phí

Nhiệm vụ trọng tâm của chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Bộ xây dựng là gì? (Hình từ Internet)

Mục tiêu của chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Bộ xây dựng là gì?

Căn cứ quy định tại tiểu mục 1 Mục A Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Bộ xây dựng năm 2023, ban hành kèm theo Quyết định 48/QĐ-BXD năm 2023 mục tiêu chương trình là:

Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 là thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực;

Đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,

Thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Bộ xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào?

Tiểu mục 2 Mục A Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Bộ xây dựng năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định 48/QĐ-BXD năm 2023 quy định về yêu cầu đối với chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Bộ xây dựng như sau:

A. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ NĂM 2023
...
2. Yêu cầu
a) Bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp tại Chương trình tổng thể về THTK, CLP của Bộ Xây dựng giai đoạn 2021 - 2025; gắn với hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đề ra tại Quyết định số 42/QĐ-BXD ngày 19/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Chương trình hành động của ngành Xây dựng thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.
b) Chương trình THTK, CLP phải đảm bảo tính toàn diện, nhưng cần có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào chủ đề năm 2023 là “Triển khai đầy đủ, nghiêm túc, chất lượng, đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp, kiến nghị Quốc hội đã đề ra tại Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP”.
c) Các chỉ tiêu THTK, CLP trong các lĩnh vực phải được lượng hóa tối đa, phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm thực chất, có cơ sở cho việc đánh giá, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện theo quy định.
d) THTK, CLP phải gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, thúc đẩy cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo đó, chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Bộ xây dựng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Xây dựng giai đoạn 2021 - 2025; gắn với hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đề ra

- Đảm bảo tính toàn diện, nhưng cần có trọng tâm, trọng điểm; Tập trung vào chủ đề năm 2023 là “Triển khai đầy đủ, nghiêm túc, chất lượng, đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp, kiến nghị Quốc hội đã đề ra

- Các chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực phải được lượng hóa tối đa, phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm thực chất, có cơ sở cho việc đánh giá, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện theo quy định.

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, thúc đẩy cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào