Công chức cấp huyện có hành vi lần đầu không chấp hành quyết định điều động có bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc không?

Cho tôi hỏi: Công chức cấp huyện lần đầu có hành vi không chấp hành quyết định điều động có bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc không? Mong được tư vấn.

Công chức cấp huyện có hành vi lần đầu không chấp hành quyết định điều động có bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc không?

Khoản 2 Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức cấp huyện như sau:

Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
...

Khoản 3 Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
3. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
...

Theo đó, công chức cấp huyện có hành vi lần đầu không chấp hành quyết định điều động có thể bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc nếu hành vi vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

công chức cấp huyện

Công chức cấp huyện lần đầu có hành vi không chấp hành quyết định điều động có bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc không? (Hình từ Internet)

Hành vi vi phạm của công chức cấp huyện được xem là vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi nào?

Điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về mức độ của hành vi vi phạm của công chức cấp huyện như sau:

Các hành vi bị xử lý kỷ luật
...
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Theo đó, hành vi vi phạm của công chức cấp huyện được xem là vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi:

Hành vi vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Công chức cấp huyện vi phạm có thể bị áp dụng những hình thức kỷ luật nào?

Khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức cấp huyện như sau:

Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
...
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản l
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.

Theo đó, các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức cấp huyện là:

- Đối với công chức cấp huyện không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Hạ bậc lương.

+ Buộc thôi việc.

- Đối với công chức cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo, quản l

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Giáng chức.

+ Cách chức.

+ Buộc thôi việc.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý kỷ luật đối với công chức cấp huyện

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào