Việc miễn nhiệm công chức lãnh đạo cấp huyện được thực hiện khi nào?

Cho tôi hỏi: Trong trường hợp nào công lãnh đạp cấp huyện bị xem xét miễn nhiệm? Mong được tư vấn.

Việc miễn nhiệm công chức lãnh đạo cấp huyện được thực hiện khi nào?

Khoản 1 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp miễn nhiệm công chức lãnh đạo cấp huyện như sau:

Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý
1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
c) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
d) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
đ) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
...

Theo quy định nói trên, việc xem xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo cấp huyện được thực hiện khi:

- Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

- Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;

- Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;

- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;

- Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.

công chức quản lý cấp huyện

Trong trường hợp nào công lãnh đạp cấp huyện bị xem xét miễn nhiệm? (Hình từ Internet)

Quy trình xem xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo cấp huyện được thực hiện như thế nào?

Khoản 2 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về trình tự miễn nhiệm công chức lãnh đạo cấp huyện như sau:

Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý
...
2. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý:
a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
3. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bố trí công tác phù hợp; công chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp công chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc xem xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo cấp huyện được thực hiện như sau:

Bước 1: Người đứng cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ về việc miễn nhiệm công chức quản lý cấp huyện;

Bước 2: Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý;

Trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.

Hồ sơ xem xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo cấp huyện có những thành phần nào?

Điều 67 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ xem xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo cấp huyện như sau:

Hồ sơ xem xét cho từ chức, miễn nhiệm
1. Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ.
2. Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, đơn đề nghị của công chức.
3. Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu.

Theo quy định nêu trên, hồ sơ xem xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo cấp huyện gồm:

- Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ.

- Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, đơn đề nghị của công chức.

- Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu.

Trân trọng!

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào