Năm 2023, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm theo các hình thức nào?
- Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm theo các hình thức nào?
- Thời hạn có giá trị của Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm được xác định dựa vào đâu?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm gồm những tài liệu gì?
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm theo các hình thức nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-NHNN quy định về hình thức nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm như sau:
Thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm
...
4. Thủ tục cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm và thủ tục điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm được thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp có nhu cầu tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm hoặc điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 11, Điều 11a Thông tư này theo một trong ba cách thức sau:
(i) Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
(iii) Gửi qua dịch vụ bưu chính.
b) Trường hợp gửi hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước, hồ sơ điện tử được sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trường hợp hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước gặp sự cố hoặc có lỗi không thể tiếp nhận, trao đổi thông tin điện tử, việc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin được thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
c) Các tài liệu trong hồ sơ điện tử là bản điện tử quét từ bản gốc, bản chính (tập tin định dạng PDF) hoặc được khai trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước;
d) Các tài liệu trong hồ sơ giấy là bản gốc, bản chính hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp về việc sao từ bản chính.
...
Như vậy, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm theo các hình thức sau:
Cách 1: Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước;
Cách 2: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
Cách 3: Gửi qua dịch vụ bưu chính.
Năm 2023, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm theo các hình thức nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn có giá trị của Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm được xác định dựa vào đâu?
Theo Điều 16 Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-NHNN quy định về căn cứ xác định thời hạn có giá trị của Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm như sau:
Thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm
...
5. Đối với thủ tục cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử (theo mẫu tại Phụ lục 17 Thông tư này). Thời hạn có giá trị của Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm được xác định căn cứ theo hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ và tối đa là 12 tháng kể từ ngày cấp phép. Việc tái xuất sản phẩm thực hiện trong thời hạn có giá trị của Giấy phép. Khối lượng vàng nguyên liệu nhập khẩu được xác định căn cứ hợp đồng gia công và kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp.
Theo đó, thời hạn có giá trị của Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm được xác định căn cứ theo hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ và tối đa là 12 tháng kể từ ngày cấp phép.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm gồm những tài liệu gì?
Tại Điều 11 Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-NHNN, khoản 5 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-NHNN, khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2021/TT-NHNN quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm như sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
- Hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài.
- Báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu, sản xuất và xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ, kèm bảng kê các tờ khai Hải quan tạm nhập - tái xuất vàng và Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này.
- Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo