Việc đặt tên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cần phải tuân thủ điều kiện gì?
- Việc đặt tên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cần phải tuân thủ điều kiện gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục, đào tạo như thế nào?
- Chương trình, sách giáo khoa và tài liệu học tập của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào?
Việc đặt tên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cần phải tuân thủ điều kiện gì?
Tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT quy định về đặt tên của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như sau:
Quy định đặt tên của Trung tâm
1. Việc đặt tên Trung tâm được quy định như sau:
a) Tên Trung tâm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên + tên riêng hoặc tên địa danh.
b) Tên riêng của Trung tâm phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của Trung tâm; phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Tên Trung tâm được ghi trên quyết định thành lập Trung tâm, con dấu của Trung tâm, biển hiệu và giấy tờ giao dịch.
3. Biển hiệu Trung tâm ghi những nội dung sau:
a) Góc phía trên, bên trái
- Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tên tỉnh:
- Dòng thứ hai: Cơ quan chủ quản của Trung tâm.
b) Ở giữa ghi tên Trung tâm theo quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của Trung tâm.
Như vậy, tên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên bao gồm Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên + tên riêng hoặc tên địa danh.
Tên riêng của Trung tâm phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của Trung tâm.
Quy định đặt tên của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục, đào tạo như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục, đào tạo như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm
1. Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục, đào tạo:
a) Chương trình xóa mù chữ.
b) Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, đối tượng trong độ tuổi học phổ thông theo kế hoạch hằng năm của địa phương, người lao động có nhu cầu hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
c) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng thuộc các lĩnh vực: giáo dục pháp luật, văn hóa, xã hội, thể thao, nghệ thuật, môi trường, sức khỏe, kinh tế, tài chính; các chương trình giáo dục kỹ năng; các chương trình chuyển giao công nghệ trong lao động, sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động.
d) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp bao gồm: bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kiến thức văn hóa; bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho căn hộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi: bồi dưỡng thường xuyên giáo viên; bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở về tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; các chương trình bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: các chương trình bồi dưỡng khác nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo kế hoạch của địa phương và nhu cầu học tập suốt đời của người dân.
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục, đào tạo bao gồm:
- Thực hiện chương trình xóa mù chữ.
- Thực hiện chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Thực hiện chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng thuộc các lĩnh vực.
- Thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp.
Chương trình, sách giáo khoa và tài liệu học tập của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào?
Tại Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có quy định về chương trình, sách giáo khoa và tài liệu học tập của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như sau:
Chương trình, sách giáo khoa và tài liệu học tập
1. Trung tâm sử dụng chương trình, sách giáo khoa và tài liệu học tập các chương trình giáo dục lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc đã thẩm định.
2. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục đáp ứng nhu cầu người học, Trung tâm lựa chọn, sử dụng các tài liệu của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; các tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế đã xuất bản theo quy định hoặc các chương trình, tài liệu do Trung tâm xây dựng phù hợp nhu cầu người học và khả năng đáp ứng của Trung tâm.
Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý giáo dục về nội dung chương trình, tài liệu dạy học tại Trung tâm; đồng thời có trách nhiệm báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo các chương trình, tài liệu dạy học được sử dụng tại Trung tâm.
Như vậy, Trung tâm sử dụng chương trình, sách giáo khoa và tài liệu học tập các chương trình giáo dục lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ này 22/02/2023
Trân trọng!
Mạc Duy Văn