Thẩm quyền cấp lại phù hiệu xe là của cơ quan nào? Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu xe trong trường hợp nào?
Thẩm quyền cấp lại phù hiệu xe là của cơ quan nào?
Căn cứ khoản 9 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP quy định:
Quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu
...
9. Sở Giao thông vận tải
a) Cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định tại Điều này và tổ chức thực hiện việc dán phù hiệu, biển hiệu lên xe ô tô;
b) Không thực hiện cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô trong thời gian xe ô tô đó bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu;
c) Gửi cho đơn vị kinh doanh vận tải Quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;
d) Gửi cho đơn vị kinh doanh vận tải văn bản thông báo về việc phù hiệu, biển hiệu hết giá trị sử dụng khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc tước quyền sử dụng phù hiệu, biển hiệu và đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.
...
Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải có đủ điều kiện cấp lại phù hiệu xe ô tô thì có thể làm thủ tục xin cấp lại phù hiệu xe ở Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị.
Thẩm quyền cấp lại phù hiệu xe là của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu xe trong trường hợp nào?
Theo khoản 10 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định:
Quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu
...
10. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu một trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu đối với tất cả phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải khi đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải;
b) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu của phương tiện vi phạm đối với trường hợp khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của mỗi phương tiện trong 01 tháng cho thấy có từ 05 lần vi phạm tốc độ/1000 km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 05 km/h trở xuống);
c) Thu hồi phù hiệu của các xe ô tô kinh doanh vận tải theo tuyến cố định khi doanh nghiệp, hợp tác xã không hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến trong thời gian 60 ngày liên tục.
...
Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu trong trường hợp sau:
- Thu hồi phù hiệu, biển hiệu đối với tất cả phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải khi đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải;
- Thu hồi phù hiệu, biển hiệu của phương tiện vi phạm đối với trường hợp khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của mỗi phương tiện trong 01 tháng cho thấy có từ 05 lần vi phạm tốc độ/1000 km xe chạy;
- Thu hồi phù hiệu của các xe ô tô kinh doanh vận tải theo tuyến cố định khi doanh nghiệp, hợp tác xã không hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến trong thời gian 60 ngày liên tục.
Đơn vị kinh doanh vận tải được sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải khi bị thu hồi phù hiệu không?
Theo khoản 12 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định:
Quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu
...
12. Đơn vị kinh doanh vận tải
a) Phải nộp lại phù hiệu, biển hiệu cho Sở Giao thông vận tải khi nhận được quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu.
b) Không được sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải trong thời gian xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng (Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu) hoặc bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu.
...
Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải không được sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải trong thời gian xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng (Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu) hoặc bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu.
Khi nhận được quyết định thu hồi phù hiệu phải nộp lại phù hiệu đã cấp cho Sở Giao thông vận tải.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh