Các trường hợp nào Văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy phép thành lập?

Cho hỏi trong các trường hợp nào Văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy phép thành lập? Câu hỏi của anh Quyết (Hải Phòng)

Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các tổ chức nào?

Tại Điều 24 Nghị định 28/2018/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Nguyên tắc hoạt động
1. Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài bao gồm các tổ chức thuộc Chính phủ hoặc phi Chính phủ, các hội, hiệp hội (hoặc các hình thức khác tương đương) được thành lập theo pháp luật của nước nơi tổ chức đặt trụ sở khi thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam phải thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
2. Các tổ chức xúc tiến thương mại quy định tại Khoản 1 Điều này không bao gồm thương nhân nước ngoài, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức hợp tác, nghiên cứu, cơ sở văn hóa giáo dục và các tổ chức nước ngoài được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.
3. Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài không được thành lập nhiều hơn 01 Văn phòng đại diện của mình trên 01 địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài có Điều lệ hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam phù hợp với luật pháp Việt Nam. Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động nhằm Mục đích sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
5. Văn phòng đại diện là đơn vị trực thuộc tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài và không được thành lập Văn phòng đại diện trực thuộc Văn phòng đại diện.
6. Người đứng đầu và nhân sự của Văn phòng đại diện tại Việt Nam do tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tự xác định và phải được đăng ký với cơ quan cấp Giấy phép.
7. Việc tuyển dụng và bổ nhiệm người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện tại Việt Nam phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
8. Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam.

Như vậy, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài bao gồm các tổ chức thuộc Chính phủ hoặc phi Chính phủ, các hội, hiệp hội được thành lập theo pháp luật của nước nơi tổ chức đặt trụ sở.

Các trường hợp Văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy phép thành lập?

Các trường hợp Văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy phép thành lập? (Hình từ Internet)

Văn phòng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ gì?

Tại Điều 25 Nghị định 28/2018/NĐ-CP có quy định về nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài như sau:

Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài
1. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam bao gồm:
a) Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc;
b) Thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp của nước ngoài tiếp cận và hoạt động tại thị trường Việt Nam; nghiên cứu và cung cấp các thông tin kinh tế, thương mại, thị trường cho các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài; thúc đẩy các hoạt động ngoại thương với Việt Nam; các hoạt động nhằm kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
c) Các hoạt động xúc tiến thương mại khác theo quy định của pháp luật.
2. Văn phòng đại diện, người đứng đầu Văn phòng đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các quy định sau:
a) Hoạt động theo đúng nội dung đã quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
b) Được thuê trụ sở và tuyển dụng người làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;
c) Đăng ký và sử dụng con dấu của Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;
d) Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại khác, không được cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện;
đ) Người đứng đầu Văn phòng đại diện không được kiêm nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện của thương nhân, tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam;
e) Người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện phải có Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, Văn phòng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các quyền và nghĩa vụ sau:

- Hoạt động theo đúng nội dung đã quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;

- Được thuê trụ sở và tuyển dụng người làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;

- Đăng ký và sử dụng con dấu của Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;

- Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại khác, không được cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện;

- Người đứng đầu Văn phòng đại diện không được kiêm nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện của thương nhân, tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam;

- Người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện phải có Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các trường hợp nào Văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy phép thành lập?

Tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 28/2018/NĐ-CP có quy định về chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện như sau:

Chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
........
2. Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện gồm:
a) Không chính thức đi vào hoạt động trong thời gian 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
b) Ngừng hoạt động 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan cấp Giấy phép thành lập;
c) Không hoạt động đúng chức năng của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên;
d) Vi phạm pháp luật về lao động của Việt Nam đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
........

Như vậy, Văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy phép thành lập trong các trường hợp sau:

- Không chính thức đi vào hoạt động trong thời gian 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;

- Ngừng hoạt động 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan cấp Giấy phép thành lập;

- Không hoạt động đúng chức năng của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên;

- Vi phạm pháp luật về lao động của Việt Nam đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thu hồi Giấy phép hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào