Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được thực hiện từ những nguồn kinh phí nào?
Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được thực hiện từ những nguồn kinh phí nào?
Căn cứ Điều 6 Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại ban hành kèm theo Quyết định 72/2010/QĐ-TTg được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 12/2019/QĐ-TTg quy định về kinh phí Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại như sau:
Kinh phí thực hiện Chương trình:
1. Kinh phí thực hiện Chương trình được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch.
b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia Chương trình.
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí cho Chương trình theo nguyên tắc:
a) Kinh phí thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương.
b) Hỗ trợ đơn vị tham gia thực hiện Chương trình thông qua Đơn vị chủ trì thực hiện chương trình.
3. Kinh phí Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được sử dụng cho mục đích sau:
a) Chi cho các nội dung xúc tiến thương mại quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Quy chế này.
b) Chi cho hoạt động quản lý Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại.
Như vậy, kinh phí thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch.
- Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia Chương trình.
- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Kinh phí thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại? (Hình từ Internet)
Chương trình xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo sẽ bao gồm những nội dung gì?
Tại Điều 11 Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại ban hành kèm theo Quyết định 72/2010/QĐ-TTg có quy định về nội dung Chương trình xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo như sau:
Nội dung Chương trình xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo
1. Phát triển hệ thống phân phối hàng Việt từ khu vực sản xuất đến miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo.
2. Xây dựng và cung cấp thông tin thị trường biên giới, cửa khẩu của Việt Nam và các nước có chung biên giới.
3. Tổ chức các hoạt động giao nhận, vận chuyển và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới.
4. Tổ chức hoạt động giao dịch thương mại và đưa hàng vào Khu kinh tế cửa khẩu.
5. Tổ chức và phát triển hoạt động phân phối hàng Việt sang các khu vực biên giới với các nước có chung biên giới.
6. Các hoạt động nâng cao năng lực cho thương nhân tham gia xuất khẩu hàng hóa qua biên giới và thương nhân tại các khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo.
7. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là nông sản cho miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo.
8. Các hoạt động xúc tiến thương mại miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng dân tộc và hải đảo khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, nội dung Chương trình xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo gồm có:
- Phát triển hệ thống phân phối hàng Việt từ khu vực sản xuất đến miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo.
- Xây dựng và cung cấp thông tin thị trường biên giới, cửa khẩu của Việt Nam và các nước có chung biên giới.
- Tổ chức các hoạt động giao nhận, vận chuyển và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới.
- Tổ chức hoạt động giao dịch thương mại và đưa hàng vào Khu kinh tế cửa khẩu.
- Tổ chức và phát triển hoạt động phân phối hàng Việt sang các khu vực biên giới với các nước có chung biên giới.
- Các hoạt động nâng cao năng lực cho thương nhân tham gia xuất khẩu hàng hóa qua biên giới và thương nhân tại các khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là nông sản cho miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo.
- Các hoạt động xúc tiến thương mại miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng dân tộc và hải đảo khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Công Thương trong thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại?
Theo Điều 17 Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại ban hành kèm theo Quyết định 72/2010/QĐ-TTg trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Công Thương trong thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại bao gồm:
- Chủ trì hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chế này.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện Chương trình, bảo đảm Chương trình được thực hiện theo đúng yêu cầu, mục tiêu, nội dung, tiến độ và quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp việc thực hiện Chương trình; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề ngoài quy định của Quy chế này hoặc vượt thẩm quyền.
- Tổng kết việc thực hiện Quy chế; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Quy chế trong trường hợp cần thiết.
- Không tiếp nhận đề án trong năm tiếp theo đối với Đơn vị chủ trì vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 19 Quy chế này.
- Đình chỉ tham gia Chương trình trong 3 năm kế tiếp trong trường hợp Đơn vị chủ trì vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 5 Điều 19 Quy chế này.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn