Các trường cao đẳng sư phạm tuyển dụng, sử dụng giảng viên, cán bộ quản lý như thế nào?
Trường cao đẳng sư phạm tuyển dụng, sử dụng giảng viên, cán bộ quản lý như thế nào?
Khoản 3 Điều 19 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT quy định về việc tuyển dụng, sử dụng giảng viên, cán bộ quản lý trong trường cao đẳng sư phạm như sau:
Giảng viên và cán bộ quản lý
...
3. Việc tuyển dụng, sử dụng giảng viên, cán bộ quản lý trong trường cao đẳng sư phạm
a) Giảng viên, cán bộ quản lý làm công tác giảng dạy, quản lý trong trường cao đẳng sư phạm được tuyển dụng theo quy định của Luật Viên chức; quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của Chính phủ và các quy định của pháp luật về lao động.
b) Việc tuyển dụng, sử dụng giảng viên phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp, hiệu quả công tác và quy định của pháp luật có liên quan.
...
Theo quy định nêu trên, giảng viên, cán bộ quản lý làm công tác giảng dạy, quản lý trong trường cao đẳng sư phạm được tuyển dụng theo quy định của Luật Viên chức; quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của Chính phủ và các quy định của pháp luật về lao động.
Việc tuyển dụng, sử dụng giảng viên, cán bộ quản lý trong trường cao đẳng sư phạm được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Người học tại trường cao đẳng sư phạm bao gồm những đối tượng nào?
Khoản 1 Điều 20 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT quy định về người học tại trường cao đẳng sư phạm như sau:
Người học
1. Người học trong trường cao đẳng sư phạm quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: sinh viên của chương trình đào tạo trình độ cao đẳng; học sinh của chương trình đào tạo trình độ trung cấp và chương trình đào tạo trình độ sơ cấp; học viên của chương trình đào tạo thường xuyên.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của người học trong trường cao đẳng sư phạm thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp; quy định hiện hành về công tác sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với sinh viên trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên; quy định hiện hành về công tác học sinh, sinh viên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với học sinh, sinh viên các trình độ của giáo dục nghề nghiệp với các ngành, nghề đào tạo ngoài nhóm ngành đào tạo giáo viên; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của cơ sở đào tạo và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành.
3. Quyền của người học không tách rời nghĩa vụ công dân.
Theo quy định trên, người học tại các trường cao đẳng sư phạm bao gồm những đối tượng như:
- Sinh viên của chương trình đào tạo trình độ cao đẳng;
- Học sinh của chương trình đào tạo trình độ trung cấp và chương trình đào tạo trình độ sơ cấp;
- Học viên của chương trình đào tạo thường xuyên.
Việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản trong trường cao đẳng sư phạm được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 21 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT quy định về việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản trong trường cao đẳng sư phạm như sau:
Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản
Trường cao đẳng sư phạm thực hiện các quy định về nguồn tài chính; học phí, lệ phí tuyển sinh; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; quản lý và sử dụng tài chính, tài sản theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định; quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; quy định của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập; quy định của Chính phủ về giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành.
Theo đó, Trường cao đẳng sư phạm thực hiện các quy định về nguồn tài chính; học phí, lệ phí tuyển sinh; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; quản lý và sử dụng tài chính, tài sản căn cứ theo các quy định tại:
- Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014;
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017;
- Quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập;
- Quy định của Chính phủ về giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn