Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính có bao nhiêu thành viên?
- Số lượng thành viên của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là bao nhiêu người?
- Thư ký Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Nhiệm vụ của Thư ký Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
Số lượng thành viên của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là bao nhiêu người?
Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định về số lượng thành viên của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như sau:
Cơ cấu, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý
...
2. Số lượng thành viên Hội đồng quản lý từ 05 đến 11 người, gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể do do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Chủ tịch Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn, bổ nhiệm từ đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập.
Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
Theo quy định nêu trên, số lượng thành viên Hội đồng quản lý từ 05 đến 11 người, gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý.
Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể do do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Số lượng thành viên của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là bao nhiêu người? (Hình từ Internet)
Thư ký Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định về nhiệm kỳ của các thành viên trong Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như sau:
Cơ cấu, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý
...
2. Số lượng thành viên Hội đồng quản lý từ 05 đến 11 người, gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể do do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
...
3. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm.
Theo quy định nêu trên, nhiệm kỳ của Thư ký Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính có nhiệm kỳ là 05 (năm) năm.
Nhiệm vụ của Thư ký Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
Điều 8 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng quản lý
1. Tổng hợp thông tin về hoạt động của đơn vị báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản lý; chuẩn bị chương trình nghị sự, nội dung, tài liệu, gửi giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp của hội đồng; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ, các văn bản của Hội đồng quản lý.
2. Chuẩn bị các báo cáo, văn bản giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan theo nhiệm vụ, chức năng của Hội đồng quản lý.
3. Thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản lý, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị và do Chủ tịch Hội đồng quản lý giao.
Theo đó, Thư ký Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính có nhiệm vụ:
- Tổng hợp thông tin về hoạt động của đơn vị báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản lý; chuẩn bị chương trình nghị sự, nội dung, tài liệu, gửi giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp của hội đồng; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ, các văn bản của Hội đồng quản lý.
- Chuẩn bị các báo cáo, văn bản giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan theo nhiệm vụ, chức năng của Hội đồng quản lý.
- Thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản lý, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị và do Chủ tịch Hội đồng quản lý giao.
*Lưu ý: Thông tư 11/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 31 tháng 3 năm 2023.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn