Liệt sĩ được áp dụng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những đối tượng nào?
- Liệt sĩ được áp dụng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những đối tượng nào?
- Trường hợp nào không được xem xét công nhận là thương binh, liệt sĩ trong áp dụng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
- Hồ sơ công nhận liệt sĩ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được lập dựa trên những căn cứ gì?
Liệt sĩ được áp dụng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những đối tượng nào?
Khoản 1 Điều 71 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được công nhận là liệt sĩ và áp dụng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng như sau:
Đối tượng
1. Người tham gia cách mạng hy sinh, bị thương, mất tích thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh và các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào và Campuchia, truy quét Ful rô, tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc, chiến tranh biên giới Tây Nam đến nay chưa được công nhận là liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Thời gian cụ thể của các cuộc chiến tranh được quy định tại Phụ lục III Nghị định này.
Theo đó, liệt sĩ được áp dụng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng là những người hi sinh, mất tích trong lúc:
- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng;
- Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
- Hoạt động hoặc tham gia hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;
- Làm nghĩa vụ quốc tế;
Và người tham gia cách mạng và hy sinh, mất tích trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào và Campuchia, truy quét Ful rô, tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam đến nay chưa được công nhận là liệt sĩ.
Liệt sĩ được áp dụng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không được xem xét công nhận là thương binh, liệt sĩ trong áp dụng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
Khoản 2 Điều 71 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được xem xét công nhận là thương binh, liệt sĩ như sau:
Đối tượng
...
2. Không áp dụng xem xét công nhận đối với những trường hợp sau:
a) Chết từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện công nhận liệt sĩ hoặc đã báo tử theo chế độ tử sĩ hoặc quân nhân từ trần, tai nạn lao động.
b) Bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện công nhận thương binh hoặc đã giải quyết chế độ tai nạn lao động.
Đối với trường hợp hy sinh, bị thương có cơ sở, căn cứ xác nhận đủ điều kiện theo quy định thì thực hiện việc xem xét công nhận đối với từng hồ sơ cụ thể.
Theo đó, các đối tượng không được xem xét công nhận là thương binh, liệt sĩ trong áp dụng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm:
- Người chết từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện công nhận liệt sĩ hoặc đã báo tử theo chế độ tử sĩ hoặc quân nhân từ trần, tai nạn lao động.
- Bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện công nhận thương binh hoặc đã giải quyết chế độ tai nạn lao động.
Đối với trường hợp hy sinh, bị thương có cơ sở, căn cứ xác nhận đủ điều kiện theo quy định thì thực hiện việc xem xét công nhận đối với từng hồ sơ cụ thể.
Hồ sơ công nhận liệt sĩ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được lập dựa trên những căn cứ gì?
Căn cứ quy định tại Điều 72 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, hồ sơ công nhận liệt sĩ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được lập căn cứ trên:
- Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có liên quan đến trường hợp hy sinh:
+ Giấy báo tử trận; danh sách liệt sĩ, sổ quản lý liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh,
Trường hợp danh sách, sổ quản lý liệt sĩ không có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị tại thời điểm lập, ghi sổ thì cơ quan, đơn vị đang quản lý có trách nhiệm chuyển đến sư đoàn hoặc cấp tương đương trở lên để tập hợp chốt số lượng người, xác nhận danh sách, sổ quản lý và gửi số liệu.
+ Các giấy tờ, tài liệu khác có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh.
- Một trong các căn cứ sau:
+ Người hy sinh trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh đã được chính quyền và nhân dân đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.
+ Được ghi nhận là liệt sĩ tại một trong các giấy tờ sau: Huân chương; Huy chương;
Giấy chứng nhận đeo Huân chương; Giấy chứng nhận đeo Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định bằng văn bản và đã xuất bản;
Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên của thân nhân được xác lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước; nếu được ghi nhận trong nhà bia ghi tên liệt sĩ thì phải có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi quản lý nhà bia và căn cứ để khắc tên liệt sĩ.
- Phiếu xác minh theo Mẫu số 90 Phụ lục I Nghị định này của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Công an cấp tỉnh đối với trường hợp mất tích.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn