Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chưa xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm thì xử lý như thế nào?
- Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chưa xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm thì xử lý như thế nào?
- Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản gồm các thông tin cơ bản nào?
- Các hành vi bị nghiêm cấm khi quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ gồm những hành vi nào?
Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chưa xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 51/2022/TT-BGTVT quy định xử lý trường hợp kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chưa xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm như sau:
Quy trình xử lý kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản, bảo đảm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP.
2. Trường hợp kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đã xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm thì người có thẩm quyền đang thụ lý giải quyết vụ việc tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
3. Trường hợp kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chưa xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm thì người có thẩm quyền thực hiện:
a) Tiến hành xác định thông tin về tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua các nguồn: Cơ sở dữ liệu về đăng ký, đăng kiểm phương tiện; cơ sở dữ liệu về giấy phép, bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn; hệ thống giám sát và điều phối giao thông; hệ thống nhận dạng tự động tàu thuyền (AIS); hệ thống thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền (LRIT);
b) Ngay sau khi xác định được thông tin về tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản này, người có thẩm quyền đang thụ lý giải quyết vụ việc gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan, đơn vị để giải quyết vụ việc theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
4. Chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Hình thức chuyển kết quả: Trực tiếp; qua hệ thống bưu chính; email công vụ; hệ thống quản lý, điều hành thanh tra ngành Giao thông vận tải;
b) Nguyên tắc chuyển kết quả:
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải chuyển cho các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải.
Các cục quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải chuyển cho các đơn vị trực thuộc có thẩm quyền xử phạt; trường hợp không có đơn vị trực thuộc có thẩm quyền xử phạt đóng trên địa bàn nơi tổ chức, cá nhân vi phạm đóng trụ sở, cư trú thì chuyển cho Thanh tra Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt.
Cảng vụ chuyển cho đại diện cảng vụ trực thuộc, cơ quan cảng vụ cùng cấp có thẩm quyền xử phạt.
Thanh tra Sở Giao thông vận tải chuyển cho Thanh tra Sở Giao thông vận tải tại địa phương khác.
Đội nghiệp vụ thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải, bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, đại diện cảng vụ chuyển cho đơn vị cùng cấp thuộc cùng cơ quan.
Như vậy, trường hợp kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chưa xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm thì người có thẩm quyền thực hiện:
- Tiến hành xác định thông tin về tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua các nguồn như trên;
- Sau đó, gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan, đơn vị để giải quyết vụ việc;
- Lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chưa xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản gồm các thông tin cơ bản nào?
Tại Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định về các thông tin cơ bản trong kết quả thu thập được bằng các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau:
+) Tên cơ quan, đơn vị và chữ ký, họ tên của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
+) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm (trường hợp xác minh được);
+) Bản ảnh, hình ảnh (đối với thiết bị ghi hình, phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh); âm thanh (đối với thiết bị ghi âm);
+) Chỉ số đo, phân tích (đối với phương tiện, thiết bị có chức năng đo lường, phân tích, kiểm định);
+) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;
+) Hành vi vi phạm hoặc kết luận về kết quả đo lường, phân tích, kiểm định;
+) Các thông tin khác liên quan đến hành vi vi phạm (nếu có).
Các hành vi bị nghiêm cấm khi quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ gồm những hành vi nào?
Theo Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau:
- Lạm dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật, kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật để xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức.
- Không tuân thủ đúng quy trình, quy tắc trong việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
- Cố ý hủy hoại, làm hư hỏng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
- Cản trở, hạn chế hoặc vô hiệu hóa tính năng kỹ thuật của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
- Giao phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền quản lý, sử dụng.
- Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hoặc chưa được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
- Chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
- Làm giả, làm sai lệch kết quả, dữ liệu thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
- Lạm dụng việc tiếp nhận, thu thập dữ liệu để chiếm giữ, sử dụng trái phép phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cá nhân, tổ chức.
Thông tư 51/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo