Thừa phát lại xin làm việc tại Văn phòng Thừa phát lại mới có bắt buộc phải xin nghỉ ở văn phòng cũ không?

Chào anh/chị, cho tôi hỏi tôi hành nghề Thừa phát lại muốn xin việc tại một Văn phòng Thừa phát mới thì có thể làm đồng thời ở hai nơi không hay phải xin nghỉ ở Văn phòng cũ? Mong được tư vấn,

Thừa phát lại xin làm việc tại Văn phòng Thừa phát lại mới có bắt buộc phải xin nghỉ ở văn phòng cũ không?

Điều 16 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định các quyền và nghĩa vụ của thừa phát lại như sau:

Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại
1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
3. Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
4. Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
5. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
6. Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
7. Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.

Theo quy định nêu trên, Thừa phát lại không được phép đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.

Do đó, nếu Thừa phát lại muốn làm việc ở Văn phòng Thừa phát lại mới bắt buộc phải nghỉ ở văn phòng thừa phát lại đang làm.

thừa phát lại

Thừa phát lại xin làm việc tại Văn phòng Thừa phát lại mới có bắt buộc phải xin nghỉ ở văn phòng cũ không? (Hình từ Internet)

Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?

Khoản 2 Điều 13 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp Thừa phát lại bị miễn nhiệm như sau:

Miễn nhiệm Thừa phát lại
...
2. Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này, trừ tiêu chuẩn về độ tuổi;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 8 Điều 11 của Nghị định này;
c) Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm;
d) Không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên;
đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại tối đa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;
e) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm;
g) Đang là Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;
h) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Vậy, Thừa phát lại có thể bị miễn nhiệm nếu:

- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này, trừ tiêu chuẩn về độ tuổi;

- Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 8 Điều 11 của Nghị định này;

- Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm;

- Không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên;

- Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại tối đa mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;

- Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm;

- Đang là Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;

- Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Cơ quan nào có thẩm quyền miễn nhiệm thừa phát lại?

Khoản 3 Điều 13 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền miễn nhiệm thừa phát lại như sau:

Miễn nhiệm Thừa phát lại
...
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại theo đề nghị của Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại đăng ký hành nghề hoặc tự mình quyết định việc miễn nhiệm Thừa phát lại khi có căn cứ cho rằng Thừa phát lại thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Sở Tư pháp có trách nhiệm rà soát, kiểm tra việc hành nghề của Thừa phát lại tại địa phương mình. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ cho rằng Thừa phát lại thuộc trường hợp bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại kèm theo tài liệu làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm.
...

Theo quy định nói trên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại theo đề nghị của Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại đăng ký hành nghề hoặc tự mình quyết định việc miễn nhiệm Thừa phát lại khi có căn cứ miễn nhiệm Thừa phát lại.

Trân trọng!

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào