Thời hạn xét thăng quân hàm lên Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam đối với sĩ quan tại ngũ đang ở cấp bậc quân hàm Thượng tá là bao lâu?

Cho tôi hỏi: Thời hạn xét thăng quân hàm lên Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam đối với sĩ quan tại ngũ đang ở cấp bậc quân hàm Thượng tá là bao lâu? Mong được tư vấn.

Thời hạn xét thăng quân hàm lên Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam đối với sĩ quan tại ngũ đang ở cấp bậc quân hàm Thượng tá là bao lâu?

Khoản 2 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:

Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

Theo quy định nêu trên, thời hạn xét thăng quân hàm lên Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam đối với sĩ quan tại ngũ đang ở cấp bậc quân hàm Thượng tá là 4 năm.

Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam

Thời hạn xét thăng quân hàm lên Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam đối với sĩ quan tại ngũ đang ở cấp bậc quân hàm Thượng tá là bao lâu? (Hinh từ Internet)

Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam lên Thiếu tướng được quy định như thế nào?

Khoản 3 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam lên Thiếu tướng như sau:

Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
...
3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

Theo quy định nêu trên, tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.

Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với những chức vụ sĩ quan nào?

Khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với các chức vụ sĩ quan như sau:

Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
...
d) Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân:
Tư lệnh, Chính ủy: Quân đoàn, Binh chủng, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển;
Cục trưởng các cục: Bảo vệ an ninh Quân đội, Khoa học quân sự, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quân y, Điều tra hình sự, Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Dân vận, Chính sách, Kinh tế, Cơ yếu, Doanh trại, Quản lý công nghệ, Bản đồ, Quân nhu, Xăng dầu, Vận tải, Quân khí, Xe - Máy, Kỹ thuật binh chủng, Huấn luyện - Đào tạo, Phòng không Lục quân, Trinh sát, Phòng chống ma túy, Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; các cục 11, 12, 16, 25 và 71;
...
đ) Đại tá:
Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
e) Thượng tá:
Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
g) Trung tá:
Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
h) Thiếu tá:
Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
i) Đại uý:
Trung đội trưởng.

Theo quy định nêu trên, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với các chức vụ sĩ quan Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại tá Quân đội nhân dân

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào