Từ 01/03/2023, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nào thuộc ngành Giao thông vận tải phải đáp ứng yêu cầu về hiệu chuẩn?
- Từ 01/03/2023, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nào thuộc ngành Giao thông vận tải phải đáp ứng yêu cầu về hiệu chuẩn?
- Quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải hiệu chuẩn thuộc ngành Giao thông vận tải như thế nào?
- Đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải hiệu chuẩn thuộc ngành Giao thông vận tải là những đơn vị nào?
Từ 01/03/2023, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nào thuộc ngành Giao thông vận tải phải đáp ứng yêu cầu về hiệu chuẩn?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 51/2022/TT-BGTVT quy định danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải kiểm định thuộc ngành Giao thông vận tải gồm:
Danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, so sánh thuộc ngành Giao thông vận tải
1. Việc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trước khi đưa vào sử dụng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2013/TT- BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2, Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.
2. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khi đưa vào sử dụng phải đáp ứng yêu cầu về kiểm định, gồm:
a) Phương tiện đo độ dài;
b) Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới;
c) Phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh;
d) Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở;
đ) Phương tiện đo định vị bằng vệ tinh;
e) Phương tiện đo độ ồn;
g) Phương tiện đo nồng độ khí thải;
h) Phương tiện đo độ sâu của nước;
i) Phương tiện đo vận tốc dòng chảy của nước.
3. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khi đưa vào sử dụng phải đáp ứng yêu cầu về hiệu chuẩn, gồm:
a) Thiết bị ghi đo bức xạ;
b) Thiết bị đo âm lượng;
c) Thiết bị đo cường độ ánh sáng;
d) Thiết bị đo độ rơ góc của vô lăng lái xe cơ giới;
đ) Phương tiện đo thủy bình;
e) Thước đo chiều cao đầu đấm móc nối;
g) Thước đo giang cách bánh xe trên một trục;
h) Thước đo đường kính bánh toa xe;
i) Thước đo gờ lợi, chiều dày đai bánh xe;
k) Đồng hồ bấm giây;
l) Thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe.
4. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trước khi đưa vào sử dụng phải bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và đo lường.
Như vậy, từ 01/03/2023, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thuộc ngành Giao thông vận tải phải đáp ứng yêu cầu về hiệu chuẩn là:
+) Thiết bị ghi đo bức xạ;
+) Thiết bị đo âm lượng;
+) Thiết bị đo cường độ ánh sáng;
+) Thiết bị đo độ rơ góc của vô lăng lái xe cơ giới;
+) Phương tiện đo thủy bình;
+) Thước đo chiều cao đầu đấm móc nối;
+) Thước đo giang cách bánh xe trên một trục;
+) Thước đo đường kính bánh toa xe;
+) Thước đo gờ lợi, chiều dày đai bánh xe;
+) Đồng hồ bấm giây;
+) Thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe.
Từ 01/03/2023, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nào thuộc ngành Giao thông vận tải phải đáp ứng yêu cầu về hiệu chuẩn? (Hình từ Internet)
Quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải hiệu chuẩn thuộc ngành Giao thông vận tải như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 51/2022/TT-BGTVT quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải hiệu chuẩn thuộc ngành Giao thông vận tải như sau:
- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được lắp đặt, sử dụng khi có quyết định, kế hoạch được phê duyệt của người có thẩm quyền.
Căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra được phê duyệt, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ lập kế hoạch tháng về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trình người có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 25 hàng tháng.
Trường hợp sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền.
- Căn cứ kế hoạch sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hàng tháng được phê duyệt, đơn vị quản lý sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ lập và triển khai kế hoạch tuần.
Kế hoạch tuần phải thể hiện rõ các nội dung: Thời gian, địa điểm, mục đích sử dụng; người sử dụng; tên phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
- Quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Quy chuẩn (nếu có).
- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được giao, nhận theo kế hoạch làm việc; việc giao, nhận được ghi chép trong sổ giao, nhận phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Kế hoạch sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ có thể được xây dựng, phê duyệt trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng tháng, hàng tuần của đơn vị.
Đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải hiệu chuẩn thuộc ngành Giao thông vận tải là những đơn vị nào?
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 51/2022/TT-BGTVT quy định về đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải hiệu chuẩn thuộc ngành Giao thông vận tải như sau:
+) Thanh tra Bộ Giao thông vận tải;
+) Cục Đường bộ Việt Nam;
+) Cục Đường sắt Việt Nam; Phòng Thanh tra - An toàn, Đội Thanh tra - An toàn thuộc Cục Đường sắt Việt Nam;
+) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Chi cục Đường thủy nội địa, Đội Thanh tra - An toàn trực thuộc Chi cục Đường thủy nội địa; Cảng vụ đường thủy nội địa, Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa;
+) Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải, Đại diện Cảng vụ hàng hải;
+) Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không, Đại diện Cảng vụ hàng không;
+) Thanh tra Sở Giao thông vận tải và Đội nghiệp vụ trực thuộc.
Thông tư 51/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/03/2023.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo