Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao đổi và cung cấp thông tin về phòng, chống tội phạm rửa tiền với cơ quan khác như thế nào?
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao đổi và cung cấp thông tin về phòng, chống tội phạm rửa tiền với cơ quan khác như thế nào?
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ gì trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền?
- Trong công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức trong việc chấp hành pháp luật về phòng, chống rửa tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao đổi và cung cấp thông tin về phòng, chống tội phạm rửa tiền với cơ quan khác như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế Phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 quy định:
Phối hợp trong trao đổi và cung cấp thông tin về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố
1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, có nhiệm vụ:
a) Cung cấp các thông tin về phương thức, thủ đoạn của tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố; kết quả điều tra, xử lý tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố theo đề nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đảm bảo yêu cầu tiến độ, không vượt quá 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin.
b) Tổ chức rà soát, thu thập, cung cấp các thông tin theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu công tác đánh giá đa phương của Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền đối với Việt Nam và các yêu cầu quốc tế Việt Nam đã cam kết thực hiện đảm bảo kịp thời, chính xác.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống rửa tiền, có nhiệm vụ:
a) Cung cấp các thông tin về công tác phòng, chống rửa tiền theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền theo đề nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đảm bảo yêu cầu tiến độ, không vượt quá 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin.
b) Thông tin phục vụ công tác xác minh, điều tra, xử lý vụ việc nghi ngờ liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố do các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:
a) Cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đảm bảo yêu cầu tiến độ, không vượt quá 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin. Định kỳ hoặc khi phát sinh trao đổi kết quả thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và công tác phòng, chống khủng bố về Bộ Công an để tập hợp, báo cáo.
b) Tổ chức rà soát, thu thập, cung cấp các thông tin theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Công an đáp ứng yêu cầu công tác đánh giá đa phương của Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền đối với Việt Nam và các yêu cầu quốc tế Việt Nam đã cam kết thực hiện kịp thời, chính xác.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống rửa tiền như sau:
+) Cung cấp các thông tin về công tác phòng, chống rửa tiền theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền theo đề nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đảm bảo yêu cầu tiến độ, không vượt quá 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin.
+) Thông tin phục vụ công tác xác minh, điều tra, xử lý vụ việc nghi ngờ liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố do các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao đổi và cung cấp thông tin về phòng, chống tội phạm rửa tiền với cơ quan khác như thế nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ gì trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền?
Theo Điều 6 Quy chế Phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Phối hợp trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố
1. Bộ Công an có nhiệm vụ:
Định kỳ hoặc khi phát sinh cung cấp đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ các thông tin sau:
a) Thông tin về phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố; các vụ án đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội rửa tiền và tài trợ khủng bố.
b) Nguy cơ, diễn biến, tình hình khủng bố; chính sách pháp luật về phòng, chống khủng bố.
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố, tài trợ khủng bố.
2. Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ:
Định kỳ hoặc khi phát sinh cung cấp đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ các thông tin thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sau:
a) Thông tin về phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố; các vụ án đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội rửa tiền và tài trợ khủng bố.
b) Nguy cơ, diễn biến, tình hình khủng bố.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ:
Định kỳ hoặc khi phát sinh cung cấp đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ các thông tin sau:
a) Thông tin về rủi ro rửa tiền quốc gia, ngành.
b) Thông tin về tình hình phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố của Việt Nam, các tiến triển, yêu cầu, khuyến nghị của tổ chức quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
c) Thông tin về trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
...
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền như sau:
+) Thông tin về rủi ro rửa tiền quốc gia, ngành.
+) Thông tin về tình hình phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố của Việt Nam, các tiến triển, yêu cầu, khuyến nghị của tổ chức quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
+) Thông tin về trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Trong công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức trong việc chấp hành pháp luật về phòng, chống rửa tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì?
Tại Điều 7 Quy chế Phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức trong việc chấp hành pháp luật về phòng, chống rửa tiền như sau:
+) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành các đối tượng báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong phạm vi, lĩnh vực quản lý.
Việc thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành có thể lồng ghép hoặc phối hợp với các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành khác có liên quan do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì.
+) Phối hợp tham gia Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng; thực hiện các nhiệm vụ được phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành.
+) Chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp các sở, ngành địa phương thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành các đối tượng báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong phạm vi, lĩnh vực quản lý tại địa phương.
Việc thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành có thể lồng ghép hoặc phối hợp với các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành khác có liên quan do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì.
Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 có hiệu lực ngày 01/03/2023.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo