Đối tượng kiểm điểm khi thực hiện kiểm điểm tập thể Đảng ở địa phương là những cơ quan nào?
Đối tượng kiểm điểm khi thực hiện kiểm điểm tập thể Đảng tại địa phương là những cơ quan nào?
Tiểu tiết 1.1 tiết 1 tiểu mục A Mục II Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019 quy định về đối tượng kiểm điểm trong đảng như sau:
A. KIỂM ĐIỂM TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
1. Đối tượng kiểm điểm
1.1. Tập thể
a) Ở Trung ương
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương, đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo các ban đảng ở Trung ương.
- Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc; thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Tập thể lãnh đạo: Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; các đơn vị sự nghiệp ở Trung ương (Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật); các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước.
- Tập thể lãnh đạo, quản lý khác ở các ban, bộ, ngành do cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương quy định.
b) Ở địa phương
- Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương; cấp ủy cơ sở; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện.
- Tập thể lãnh đạo, quản lý khác ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở do tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương quy định.
Theo đó, việc kiểm điểm tập thể Đảng ở địa phương được thực hiện với:
- Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương; cấp ủy cơ sở; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện.
- Tập thể lãnh đạo, quản lý khác ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở do tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương quy định.
Đối tượng kiểm điểm khi thực hiện kiểm điểm tập thể Đảng ở địa phương là những cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm điểm tập thể đảng ở địa phương được thực hiện nhằm mục đích gì?
Mục I Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019 quy định về mục đích của việc tổ chức kiểm điểm trong đảng như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiểm điểm tự phê bình, phê bình và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm để các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và từng cá nhân tự soi, tự sửa lại mình, từ đó đề ra chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ; làm căn cứ để thực hiện các nội dung về công tác cán bộ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
2. Trong kiểm điểm phải khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; phải nhận diện, xác định rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để sửa chữa, khắc phục; lấy kết quả kiểm điểm của tập thể làm cơ sở để kiểm điểm cá nhân, lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh kiểm điểm của tập thể. Thực hiện đánh giá liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm cụ thể, có sự so sánh giữa các vị trí tương đương và công khai kết quả; gắn đánh giá, xếp loại chất lượng của cá nhân với tập thể và với kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
3. Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm. Cấp ủy cấp trên tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo đảm khách quan, toàn diện, thực chất.
Theo đó, việc tổ chức kiểm điểm trong đảng ní chung và việc tổ chức kiểm điểm tập thể đảng ở địa phương nói riêng nhằm các mục đích sau:
- Tự soi, tự sửa lại mình, từ đó đề ra chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ; làm căn cứ để thực hiện các nội dung về công tác cán bộ;
- Góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
- Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; phải nhận diện, xác định rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để sửa chữa, khắc phục;
- Lấy kết quả kiểm điểm của tập thể làm cơ sở để kiểm điểm cá nhân và để bổ sung, hoàn chỉnh kiểm điểm của tập thể.
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo đảm khách quan, toàn diện, thực chất.
Trong kiểm điểm tập thể đảng ở địa phương, tập thể tiến hành báo báo kiểm điểm dựa trên mẫu nào?
Tiểu tiết 4.1 tiết 4 tiểu mục A Mục II Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019 quy định về việc chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể đảng như sau:
A. KIỂM ĐIỂM TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
...
4. Các bước tiến hành
4.1. Chuẩn bị kiểm điểm
a) Chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể, cá nhân
- Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể theo Mẫu 01 và lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của cấp có thẩm quyền. Dự thảo báo cáo kiểm điểm gửi trước cho các thành viên tham gia hội nghị kiểm điểm ít nhất 03 ngày làm việc.
Mẫu 01 ban hành kèm theo Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019 quy định về Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể như sau:
Xem thêm về Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể: Tại đây.
Theo đó, việc chuẩn bị báo cáo kiểm điểm đối với tập thể đảng ở đia phương được thực hiện theo Mẫu 01 ban hành kèm theo Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn